Bộ đề Ngữ văn 6 - Bài 1: Chủ đề Truyện đồng thoại

docx 49 trang Minh Tâm 31/12/2024 140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề Ngữ văn 6 - Bài 1: Chủ đề Truyện đồng thoại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbo_de_ngu_van_6_bai_1_chu_de_truyen_dong_thoai.docx

Nội dung text: Bộ đề Ngữ văn 6 - Bài 1: Chủ đề Truyện đồng thoại

  1. BỘ ĐỀ NGỮ LIỆU NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH CÙNG CHỦ ĐỀ BÀI 1 TRUYỆN ĐỒNG THOẠI NGỮ VĂN 6 KÌ 1 ĐỀ 1: Mức độ nhận thức Tổn Nội Kĩ Vận dụng g T dung/đơ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng năn cao % T n vị kiến g TNK T TNK T TNK T TNK T điể thức Q L Q L Q L Q L m 1 Đọc Truyện hiểu đồng thoại, 3 0 5 0 0 2 0 60 truyện ngắn 2 Viết Kể lại một trải nghiệm 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 của bản thân. Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 Tỉ lệ % 20 40% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40% BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA Nội Số câu hỏi theo mức độ dung/ nhận thức Chương T Đơn Thôn / Mức độ đánh giá Nhậ Vận T vị g Vận Chủ đề n dụng kiến hiểu dụng biết cao thức 1 Đọc Truyệ Nhận biết: 3 TN 2TL hiểu n - Nêu được ấn tượng chung về văn 5TN đồng bản. thoại, - Nhận biết được chi tiết tiêu biểu, truyện nhân vật, đề tài, cốt truyện, lời người ngắn kể chuyện và lời nhân vật. 1
  2. - Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba. - Nhận ra được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng âm, các thành phần của câu. Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Nêu được chủ đề của văn bản. - Phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. - Xác định được nghĩa thành ngữ thông dụng, yếu tố Hán Việt thông dụng; các biện pháp tu từ (ẩn dụ, hoán dụ), công dụng của dấu chấm phẩy, dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản. Vận dụng: - Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử từ văn bản gợi ra. - Chỉ ra được điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai văn bản. 2 Viết Kể lại Nhận biết: một Thông hiểu: 1TL* trải Vận dụng: nghiệ Vận dụng cao: m của Viết được bài văn kể lại một trải bản nghiệm của bản thân; dùng người kể thân. chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể. Tổng 3 TN 5TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 2
  3. Tỉ lệ chung 60 40 ĐỀ KIỂM TRA Phần I. Đọc-hiểu (6.0 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới. Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói: - Tôi đánh rơi tấm vải khoác! - Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được. Nhím nhặt chiếc que khều Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ: - Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được. - Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được. Nhím ra dáng nghĩ: - Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim. Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình Nhím dựng lên nhọn hoắt. Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may. (Trích “Những chiếc áo ấm”, Võ Quảng) Hãy chọn chữ cái đứng trước đáp án đúng để trả lời cho các câu hỏi từ câu 1 đến câu 8. (Mỗi câu đúng được 0.5 điểm). Câu 1: Thể loại của đoạn trích trên là: A. truyện cổ tích B. truyện đồng thoại C. truyện truyền thuyết D. truyện ngắn Câu 2: Đoạn trích trên được kể bằng lời của ai? A. lời của người kể chuyện B. lời của nhân vật Nhím C. lời của nhân vật Thỏ D. lời của Nhím và Thỏ Câu 3: Nhận xét nào nêu lên đặc điểm của nhân vật trong văn bản trên? A. Nhân vật là loài vật, sự vật được nhân cách hóa như con người. B. Nhân vật là loài vật, sự vật có liên quan đến lịch sử. C. Nhân vật là loài vật, sự vật có những đặc điểm kì lạ. D. Nhân vật là loài vật, sự vật gắn bó thân thiết với con người như bạn. Câu 4. Chi tiết nào miêu tả Nhím và Thỏ khiến em liên tưởng đến đặc điểm của con người? 3
  4. A. Thỏ đuổi theo. B. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. C. Một chú Nhím vừa đi đến. D. Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may. Câu 5: Em hiểu nghĩa của từ “tròng trành” trong câu “Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước.” là gì? A. quay tròn, không giữ được thăng bằng. B. ở trạng thái nghiêng qua nghiêng lại. C. ở trạng thái nghiêng qua nghiêng lại, không giữ được thăng bằng. D. ở trạng thái quay tròn, nghiêng qua nghiêng lại. Câu 6: Thỏ đã gặp sự cố gì trong đoạn trích trên? A. Bị ngã khi cố với một chiếc khăn. B. Tấm vải của Thỏ bị gió cuốn đi, rơi trên ao nước. C. Bị thương khi cố khều tấm vải mắc trên cây. D. Đi lạc vào một nơi đáng sợ. Câu 7. Khi thấy Thỏ bị rơi chiếc áo khoác xuống nước, Nhím đã có hành động gì? A. Bỏ đi, mặc kệ Thỏ một mình. B. Tiến lại gần và đưa chiếc que cho Thỏ khều tấm vải. C. Lấy giúp Thỏ, giũ nước, quấn lên người Thỏ. D. Nhờ một người bạn khác giúp đỡ Thỏ. Câu 8: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong lời nhận xét sau để thể hiện đúng nhất thái độ của Nhím đối với Thỏ qua câu nói “Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được?” Nhím . cho Thỏ. A. lo sợ B. lo lắng C. lo âu D. lo ngại Câu 9 (1.0 điểm): Cho biết nội dung chính của đoạn trích trên? Câu 10 (1.0 điểm): Từ hành động của các nhân vật trong đoạn trích, em rút ra được những bài học đáng quý nào? Phần II. Làm văn (4.0 điểm) Viết bài văn kể lại trải nghiệm một lần em giúp đỡ người khác hoặc nhận được sự giúp đỡ từ những người xung quanh. HƯỚNG DẪN CHẤM – GỢI Ý LÀM BÀI Phần Nội dung Điểm 4
  5. Phần I. Đọc – hiểu 4.0 Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 B A A D C B B D Mỗi câu đúng được 0.5 điểm -Nói lên tình bạn bè thân thiết. Tấm lòng giúp người hoạn nạn khi 1.0 khó khăn. Câu 9 - Nhím là một người vô cùng tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn. Thỏ có Nhím làm bạn chính là tình bạn đáng quý. - HS nêu được những bài học phù hợp: 1.0 + Có lòng nhân ái, yêu thương mọi người + Cần biết cảm thông, thấu hiểu, giúp đỡ người khác khi họ khó Câu 2 khăn. + Nhanh nhẹn, linh hoạt khi gặp khó khăn, (HS rút ra 1 thông điệp hợp lí thì chấm ½ số điểm; HS rút ra từ 2-3 thông điệp có diễn giải hợp lí thì chấm điểm tối đa). Phần II. Làm văn (4.0 điểm) a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0.25 Đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài; các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể về một lần em giúp đỡ người 0.25 khác hoặc nhận được sự giúp đỡ từ những người xung quanh c. Kể về một lần em giúp đỡ người khác hoặc nhận được sự giúp đỡ 2.5 từ những người xung quanh HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. - Giới thiệu được trải nghiệm. - Các sự kiện chính trong trải nghiệm: bắt đầu – diễn biến – kết thúc. - Những ý nghĩa của trải nghiệm với bản thân. d. Chính tả, ngữ pháp 0.5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục rõ ràng, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc 0.5 5
  6. ĐỀ SỐ 2: MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6 Mức độ nhận thức Tổng Nội Kĩ dung/Đơn Vận dụng % TT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng năng vị kiến cao điểm thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Đọc Truyện hiểu đồng thoại 4 0 4 0 0 2 0 60 2 Viết Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 của bản thân. Tổng 20 5 20 15 0 30 0 10 Tỉ lệ % 25% 35% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40% BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA Số câu hỏi theo mức độ Nội nhận thức dung/Đơn Thô TT Kĩ năng Mức độ đánh giá Vận vị kiến Nhận ng Vận dụng thức biết hiểu dụng cao 1 Đọc Truyện Nhận biết: 4 TN 2TL hiểu đồng thoại, 4TN 6
  7. - Nhận biết được chi tiết tiêu biểu, nhân vật, thể loại. (1) - Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba (2) Thông hiểu: - Hiểu được công dụng của trạng ngữ. (3) - Phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật.(4) - Hiểu được nghĩa của từ ghép trong văn bản. (5) Vận dụng: - Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra. (6) - Trình bày ý kiến về hành động của nhân vật.(7) 2 Viết Kể lại một Nhận biết: trải nghiệm Thông hiểu: của bản Vận dụng: thân. Vận dụng cao: Viết được bài văn kể lại một 1TL* trải nghiệm của bản thân; sử 1* 1* 1* dụng ngôi kể thứ nhất để chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể. Tổng 4 TN 4TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 25 35 30 10 Tỉ lệ chung 60 40 7
  8. ĐỀ KIỂM TRA Môn Ngữ văn lớp 6 I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: CÂU CHUYỆN VỀ CHIM ÉN VÀ DẾ MÈN Mùa xuân, đất trời đẹp. Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tội nghiệp bèn rủ Dế Mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của Chim Én rất giản dị: Hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô. Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn, đất trời gợi cảm, cỏ hoa vui tươi. Dế Mèn say sưa. Sau một hồi lâu miên man Mèn ta chợt nghĩ bụng: “Ơ hay, việc gì ta phải gánh hai con én này trên vai cho mệt nhỉ . Sao ta không quăng gánh nợ này đi để dạo chơi một mình có sướng hơn không?”. Nghĩ là làm. Nó bèn há mồm ra và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành. (Theo Đoàn Công Lê Huy trong mục “Trò chuyện đầu tuần” của báo Hoa học trò số 1056. 21/4/2014) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Từ “Mùa xuân” trong câu “Mùa xuân, đất trời đẹp.” là trạng ngữ chỉ gì? A. Thời gian. B. Nơi chốn. C. Cách thức. D. Phương tiện. Câu 2. Từ ghép “Giản dị” có nghĩa là: “đơn sơ không cầu kì, kiểu cách” đúng hay sai?(3) A. Đúng B. Sai Câu 3. “Câu chuyện về Chim Én và Dế Mèn” được viết theo thể loại nào? (1) A. Truyện cổ tích. B. Truyện đồng thoại. C. Truyền thuyết. D. Thần thoại. Câu 4. Xác định ngôi kể trong câu chuyện trên. (2) A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ ba. C. Ngôi thứ hai. D. Không có ngôi kể. Câu 5. Chim Én giúp Dế Mèn đi chơi bằng cách nào? (1) A. Chim Én cõng Dế Mèn trên lưng cùng bay đi. B. Dế Mèn đi một mình, còn Chim Én bay trên cao chỉ đường. C. Hai Chim Én ngậm 2 đầu của một cọng cỏ khô. Mèn ngậm vào giữa. D. Hai Chim Én ngậm một cọng cỏ khô. Dế Mèn leo lên lưng Chim Én. Câu 6. Hành động của hai Chim Én khi giúp Dế Mèn thể hiện phẩm chất gì? (4) 8
  9. A. Đoàn kết. B. Kiên trì C. Nhân ái. D. Dũng cảm. Câu 7 Nhân vật chính trong câu chuyện trên là ai? (1) A. Chim Én, Dế Mèn. B. Dế Mèn. C. Chim Én. D. Dế Choắt. Câu 8. Tại sao Chim Én muốn đưa Dế Mèn cùng đi chơi?(4) A. Vì yêu thương bạn B. Vì muốn chia sẻ niềm vui. C. Vì Dế Mèn đang buồn. D. Vì Dế Mèn nhờ giúp đỡ. Câu 9 Em có đồng ý với cử chỉ và hành động của Dế Mèn trong câu chuyện không? Vì sao? (7) Câu 10 Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc văn bản “Câu chuyện về Chim Én và Dế Mèn”.(6) II. VIẾT (4.0 điểm) Em hãy kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn lớp 6 Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,5 2 A 0,5 3 B 0,5 4 B 0,5 5 C 0,5 6 C 0,5 I 7 A 0,5 8 A 0,5 9 HS tự nêu ý kiến của mình và giải thích ý kiến của mình. 1,0 10 - HS nêu được cụ thể bài học; ý nghĩa của bài học mà bản thân 1,0 tâm đắc nhất. - Lí giải được lý do nêu bài học ấy. 9
  10. VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Kể lại một trải nghiệm c. Kể lại trải nghiệm của bản thân 3,0 HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. - Giới thiệu được trải nghiệm của bản thân. II - Các sự kiện chính trong trải nghiệm: bắt đầu – diễn biến – kết thúc. - Cảm xúc sau trải nghiệm đó. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,25 ĐỀ SỐ 3: MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6 Mức độ nhận thức Tổng Nội Kĩ dung/đơn Vận dụng % TT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng năng vị kiến cao điểm thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Đọc Truyện hiểu đồng thoại, 3 0 5 0 0 2 0 0 60 truyện ngắn 2 Viết Viết bài văn tả 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 cảnh sinh hoạt 10
  11. Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 Tỉ lệ % 20% 40% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40% BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Chương/ dung/Đơn Vận TT Mức độ đánh giá Nhận Thông Vận Chủ đề vị kiến dụng biết hiểu dụng thức cao 1 Đọc hiểu Truyện Nhận biết: đồng thoại - Nhận biết được chi tiết tiêu biểu, nhân vật, đề tài, cốt truyện, lời người kể chuyện và lời nhân vật. 3 TN 5TN 2TL - Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba. - Nhận ra được từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy) Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Nêu được chủ đề của văn bản. - Phân tích được tình cảm, thái độ của người kể chuyện thể hiện qua ngôn ngữ, giọng điệu. - Hiểu và lí phân tích được tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể, cách kể chuyện. - Phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. - Giải thích được nghĩa thành ngữ thông dụng, nêu được tác dụng của BPTT. 11
  12. Vận dụng: - Thể hiện được thái độ đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với bài học được thể hiện qua tác phẩm. - Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra. 2 Viết Viết bài Nhận biết: văn tả Thông hiểu: 1TL* cảnh sinh Vận dụng: hoạt Vận dụng cao: Viết được bài văn tả cảnh sinh hoạt. Sử dụng PTBĐ chính là miêu tả, tái hiện được chân thực, sinh động khung cảnh và nêu được những thông tin về ý nghĩa của cảnh sinh hoạt Tổng 3 TN 5TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung 60 40 ĐỀ KIỂM TRA Môn Ngữ văn lớp 6 I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi CON VẸT NGHÈO Hằng năm, mỗi khi mùa xuân về, các giống chim và thú vật lại rủ nhau tới rừng mở hội. Nào Voi, Gấu, Hổ, Lợn Lòi trổ tài thi khoẻ. Nào Khỉ, Vượn, Sóc đua nhau leo trèo. Còn các giống chim khác thì thi giọng hát. Trong bầy chim muôn hình ngàn vẻ kia, có chú Vẹt áo đen. Chú ta cũng khấp khởi đi thi. Gặp ai, nó cũng khoe mình có rất nhiều giọng hót. Nhìn thấy Vượn, nó hú tiếng Vượn. Nhác thấy Ếch bì bộp nhảy ra, nó cũng hé mỏ "ộp ộp" luôn. Trên đường đi, gặp Họạ Mi đang cố luyện giọng, Vẹt tỏ vẻ thương hại. Nó nghĩ: "Việc gì mà phải hót lên hót xuống mãi thế?". Gặp Sáo líu lo khúc hát đồng quê, Vẹt không 12
  13. thèm lắng nghe. Cậy mình biết hót nhiều giọng còn tuyệt vời hơn thế, nên nó huênh hoang lắm. Gặp ai, nó cũng khoe trước: - Kì thi này, tôi chiếm giải nhất cho mà xem! Vào cuộc thi, tất cả đều rất vui và cũng rất lo. Sẽ có và đang có ở đây biết bao nhiêu tài năng, chưa thể rõ ai xuất sắc nhất. Bởi thế, loài chim nào cũng yên lặng đợi chờ. Chỉ có Vẹt là cứ lăng xăng, chạy chỗ nọ chỗ kia, làm như mình sắp đoạt giải đến nơi. Đã tới giờ thi tài. Giám khảo Chim Khuyên và Ếch mời các bạn trong rừng hãy hăng hái ghi tên biểu diễn. Trong lúc chờ đợi xem ai ra trước, Vẹt nhấp nhổm nhưng chưa dám xung phong. Bỗng nghe "quạc quạc", Vẹt quay lại. A, Vịt à? Vịt ra trước à? Thấy vậy, Vẹt ta liền nhảy vào hót lên một chuỗi âm thanh líu ríu. Chim Khuyên nhấc bút định chấm cho Vẹt tám điểm, thì Liếu Điếu kêu: - Đấy là tiếng hót của tôi! Ban giám khảo bảo Vẹt hót lại. Vẹt liền đập cánh, vươn cổ gáy một hơi dài. Gà Trống lên tiếng: - Đấy là tiếng hót của tôi! Vẹt tức mình, huýt một hồi lanh lảnh. Chích Choè đứng bên cạnh nhận ngay đấy là giọng hót của Chích Choè. Giám khảo Ếch liền bảo Vẹt hãy hót lên tiếng hót của chính mình. Vẹt nhướn cổ, hú rõ to. Ngay lúc đó, Vượn nhào tới túm lấy Vẹt: - Sao lại hú tiếng của tớ? Vẹt hoảng hốt bay lên. Nó không làm sao nghĩ ra cho được tiếng hót của mình nữa. Nó ngượng nghịu nhìn các bạn. Từ xưa đến nay, Vẹt chỉ biết bắt chước, hót theo tiếng hót của người khác mà thôi. Nó hót đấy mà nó không hiểu gì cả. Tới lúc này, nó mới biết là nó rất nghèo. Nó không có tiếng hót riêng (Theo Phong Thu, NXB Kim Đồng, 2018, tr.149-151) I. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM) Câu 1: Văn bản Con Vẹt nghèo thuộc thể loại nào? (NB) (1) A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại C. Truyền thuyết D. Truyện thần thoại. Câu 2: Văn bản được kể bằng lời của ai? (NB) (2) A. Lời của chú Vẹt B. Lời của người kể chuyện C. Lời của chú Ếch C. Lời của chim Khuyên. 13
  14. Câu 3: Tìm từ láy trong câu sau: Chỉ có Vẹt là cứ lăng xăng, chạy chỗ nọ chỗ kia, làm như mình sắp đoạt giải đến nơi. NB (3) A. Đến nơi B. Đoạt giải C. Lăng xăng D. Chỗ nọ. Câu 4: Vì sao Vẹt không nghĩ ra tiếng nói của riêng mình? TH (5) A. Vẹt luôn chủ quan, kiêu ngạo. B. Vẹt thường bắt chước tiếng hót của muôn loài. C. Vẹt luôn cho mình là đúng. D. Vì Vẹt có tính chủ quan, kiêu ngạo, không chú tâm học hỏi. Câu 5: Nhận xét nào sau đây đúng với chủ đề truyện Con Vẹt nghèo? TH (2) A. Ca ngợi tính cách tự tin, tự lập trong cuộc sống. B. Giải thích các tiếng kêu đặc trưng riêng biệt của loài vật. C. Phê phán những kẻ chủ quan, kiêu ngạo, không tìm tòi, sáng tạo. D. Khẳng định tài năng bắt chước các giọng hót khác nhau của chú Vẹt. Câu 6: Sắp xếp sự thay đổi về cảm xúc của con Vẹt theo trình tự thời gian thích hợp: TH (1) A. Vẹt hoảng hốt vì không nghĩ ra tiếng hót của mình. B. Vẹt ngượng nghịu vì nghèo tiếng hót. C. Vẹt háo hức, huênh hoang về giọng hót của mình và tự tin như sắp đoạt giải. D. Vẹt nhấp nhổm không dám thi và rồi bắt chước tiếng hót của muôn loài. 1 2 3 4 Câu 7: Văn bản Con Vẹt nghèo giúp em liên tưởng đến câu thành ngữ nào sau đây? TH (6) A. Ếch ngồi đáy giếng B. Thuộc như cháo C. Hót như khướu. D. Học tài thi phận Câu 8: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: TH (6) Văn bản Con Vẹt nghèo sử dụng biện pháp tu từ chính là (1) .để hình ảnh các con vật có những hành động, lời nói như con người. Từ đó văn bản trở nên (2) , gần gũi với đối tượng trẻ em hơn, bộc lộ được ý nghĩa mà văn bản hướng tới. Câu 9: Em có đồng tình với hành động “bắt chước” của Vẹt hay không? Vì sao? VD (1) 14
  15. Câu 10: Bài học trong cuộc sống mà em rút ra từ văn bản Con Vẹt nghèo là gì? VD (1) II.TỰ LUẬN ( 4,0 ĐIỂM) Tại ngôi trường em đang học tập, hằng ngày có rất nhiều cảnh sinh hoạt diễn ra dưới sân trường đầy thú vị. Em hãy tả lại một trong những cảnh sinh hoạt ấy. (Gợi ý: Giờ ra chơi, chào cờ, múa hát sân trường, ) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA Môn: Ngữ văn lớp 6 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,5 2 B 0,5 3 C 0,5 4 D 0,5 5 C 0,5 6 1-C, 2-D, 3-A, 4-B 0,5 7 A 0,5 8 (1)Nhân hóa , (2) Sinh động ( Sống động) 0,5 *Lưu ý: GV linh động theo cách diễn đạt của học sinh 9 - Nêu được ý kiến: Đồng tình một phần/Không đồng tình 1,0 - Lí giải được lí do lựa chọn của bản thân Gợi ý: - HS lý giải theo ý kiến đồng tình một phần vì hành động bắt chước có thể làm ở một số trường hợp như: Bắt chước làm việc tốt, bắt chước thái độ sống đúng đắn. - HS lý giải không đồng tình vì bắt chước sẽ khiến bản thân không có sự sáng tạo, không có lập trường, bản lĩnh của mình. *Lưu ý: GV linh động theo cách hiểu, diễn đạt của học sinh 10 - Nêu được cụ thể bài học, ý nghĩa của bài học 1,0 - Lí giải tại sao nêu ra bài học ấy II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn miêu tả 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Tả về cảnh sinh hoạt c. Tả cảnh sinh hoạt dưới sân trường em 15
  16. HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. 2.5 MB: - Giới thiệu khung cảnh sinh hoạt được tả -Thời gian, địa điểm TB: - Tả cảnh sinh hoạt chung bằng cái nhìn bao quát - Tả một số hình ảnh cụ thể, nổi bật ở cự li gần - Tả sự thay đổi của sự vật, của bức tranh sinh hoạt trong thời gian, không gian. KB: Phát biểu cảm nghĩ hoặc nêu ấn tượng chung về cảnh sinh hoạt d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,5 *Lưu ý: GV linh động theo cách diễn đạt của học sinh ĐỀ SỐ 4: MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6 Nội Mức độ nhận thức Tổng Kĩ dung/ Vận dụng % T Nhận biết Thông hiểu Vận dụng năn đơn vị cao điểm T g kiến TNK T TNK T TNK T TNK T thức Q L Q L Q L Q L 1 Đọc Truyện 60 hiểu đồng 3 0 5 0 0 2 0 thoại. 2 Viết Kể lại 40 một trải nghiệ 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* m của bản thân. 16
  17. Tổng điểm 1,5 0,5 2,5 1,5 0 3,0 0 1,0 10,0 Tỉ lệ % 40% 30% 10% 100 20% % Tỉ lệ chung 60% 40% BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận dung/ thức Chương/ TT Đơn vị Mức độ đánh giá Thông Vận Chủ đề Nhận Vận kiến hiểu dụng biết dụng thức cao 1 Đọc hiểu Truyện Nhận biết: 3TN đồng - Nhận biết được thể loại, thoại. chi tiết tiêu biểu, nhân vật, đề tài, cốt truyện. (1) - Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba. (2) - Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy). (3) Thông hiểu: - Hiểu được đặc điểm 5TN nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. (4) - Hiểu được tình cảm, cảm xúc của người viết 2TL thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. (5) - Nêu được chủ đề của văn bản. (6) - Xác định được các thành phần chính của câu: mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ. (7) 17
  18. Vận dụng: - Trình bày ý nghĩa của nghệ thuật nổi bật của văn bản. (8) - Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử từ văn bản gợi ra. (9) 2 Viết Kể lại Nhận biết: 1* một Thông hiểu: 1* trải Vận dụng: 1* nghiệm Vận dụng cao: Viết được của bản bài văn kể lại một trải thân. nghiệm của bản thân; 1TL* dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể. Tổng 3 TN 5TN 2 TL 1TL* 1* 1* 1* Tỉ lệ % 20% 40% 30% 10% Tỉ lệ chung 60% 40% 18
  19. ĐỀ KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN 6 Thời gian: 90 phút. I. ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: Bà kiến đã già, một mình ở trong cái tổ nhỏ dưới mô đất, vừa chật hẹp, vừa ẩm ướt. Mấy hôm nay, bà đau ốm cứ rên hừ hừ. Ðàn kiến con đi tha mồi, qua nhà bà kiến, nghe tiếng bà rên liền chạy vào hỏi thăm: – Bà ơi, bà làm sao mà kêu rên vậy? – Ôi cái bệnh đau khớp nó hành hạ bà khổ quá đi mất! Nhà bà ở đây lại ẩm ướt, thiếu ánh nắng, khó chịu lắm các cháu ạ! Ðàn kiến con vội nói: – Thế thì để chúng cháu đưa bà đi sưởi nắng nhé! Một con kiến đầu đàn chỉ huy đàn kiến con, tha về một chiếc lá đa vàng mới rụng, cả đàn xúm vào dìu bà ngồi lên chiếc lá đa, rồi lại cùng ghé vai khiêng chiếc lá đến chỗ đầy ánh nắng và thoáng mát. Bà kiến cảm thấy thật khoan khoái, dễ chịu . (Trích truyện: Đàn kiến con ngoan ngoãn, Tiếng Việt 1, Tập1- sách Kết nối tri thức, trang 34, NXBGD 2020) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại nào? (1) A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại C. Truyện truyền thuyết D. Truyện ngắn Câu 2: Ngôi kể được sử dụng trong văn bản là ngôi thứ mấy? (2) A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Cả ngôi thứ nhất với ngôi thứ 3 D. Ngôi thứ ba Câu 3: Nhân vật chính trong văn bản trên là ai? (1) A. Bà kiến già B. Đàn kiến con C. Bà kiến già và đàn kiến con D. Chiếc lá đa Câu 4: Câu văn “Ðàn kiến con đi tha mồi, qua nhà bà kiến, nghe tiếng bà rên liền chạy vào hỏi thăm” có chủ ngữ là từ loại nào hay cụm từ nào dưới đây? (7) A. Danh từ B. Cụm danh từ C. Động từ D. Cụm động từ Câu 5: Chi tiết “đưa bà kiến già đi sưởi nắng” thể hiện hành động ngược đãi, thiếu tôn trọng của đàn kiến con đối với bà kiến già? (4) A. Sai B. Đúng Câu 6: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: Văn bản:“Đàn kiến con ngoan ngoãn” thể hiện tình cảm của tác giả đối với loài vật. (5) A. Kính trọng B. Quan tâm C. Tự hào D. Trân trọng 19
  20. Câu 7: Câu nào sau đây nói đúng chủ đề của văn bản? (6) A. Văn bản ca ngợi tình yêu thương nhau trong cuộc sống. B. Văn bản ca ngợi tình cảm sâu sắc của đàn kiến với bà kiến. C. Văn bản ca ngợi tinh thần đoàn kết của đàn kiến. D. Văn bản ca ngợi sự ngưỡng mộ của bà kiến già đối với đàn kiến con. Câu 8: Xác định các thành phần chính trong câu: “Mấy hôm nay, bà đau ốm cứ rên hừ hừ”? (7) A. Mấy hôm nay, bà đau ốm // cứ rên hừ hừ. B. Mấy hôm nay, bà đau ốm cứ rên // hừ hừ. C. Mấy hôm nay, bà // đau ốm cứ rên hừ hừ. D. Mấy hôm nay, bà đau // ốm cứ rên hừ hừ. Câu 9: Đoạn trích trên sử dụng thành công biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp ấy? (8) Câu 10: Em học tập được gì thông qua hành động của đàn kiến con? (9) II. VIẾT (4,0 điểm). Em đã từng trải qua những chuyến đi xa, được khám phá và trải nghiệm biết bao thắng cảnh, được học tập bao điều mới lạ Từ đó, em hãy kể lại trải nghiệm đáng nhớ nhất về chuyến đi của mình. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,5 2 D 0,5 3 C 0,5 4 B 0,5 5 A 0,5 6 D 0,5 7 A 0,5 8 C 0,5 9 - HS trình trả lời đúng biện pháp tu từ nổi bật: nhân hoá. 0.5 - Hs nêu đúng tác dụng . 0.5 10 - HS có thể trả lời: 1,0 + Nêu được bài học: Trong cuộc sống của chúng ta cần quan tâm, chia sẻ, yêu thương nhau HS có thể diễn đạt theo ý của mình, nếu hợp lí vẫn cho trọn điểm. II VIẾT 4,0 20
  21. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề 0,25 Kể về một trải nghiệm c.Kể lại một trải nghiệm 2,5 HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. - Giới thiệu được trải nghiệm. - Các sự kiện chính trong chuyến trải nghiệm: bắt đầu – diễn biến – kết thúc. - Cảm xúc và suy nghĩ về trải nghiệm đó. d.Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,5 21
  22. ĐỀ SỐ 5: MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 6 Nội Mức độ nhận thức % Kĩ dung/ Vận dụng Tổng T Nhận biết Thông hiểu Vận dụng năn đơn vị cao điểm T g kiến TNK T TNK T TNK T TNK T thức Q L Q L Q L Q L 1 Đọc Truyện 60 hiểu đồng 4 0 3 1 0 2 0 thoại. 2 Viết Kể lại 40 một trải nghiệ 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* m của bản thân. Tổng 20 5 15 20 0 30 0 10 Tỉ lệ % 35% 30% 10% 100 25% % Tỉ lệ chung 60% 40% BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 Nội Số câu hỏi theo mức độ dung/ nhận thức Chương/ TT Đơn vị Mức độ đánh giá Vận Chủ đề Nhận Thông Vận kiến dụng biết hiểu dụng thức cao 1 Đọc hiểu Truyện Nhận biết: 4TN đồng - Nhận biết được thể loại, thoại. chi tiết tiêu biểu, nhân vật, đề tài, cốt truyện. (1) - Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba. (2) 22
  23. - Nhận biết được tình 3TN, cảm, cảm xúc của người 1TL viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. (3) - Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy). 2TL (4) Thông hiểu: - Hiểu được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. (5) - Nêu được chủ đề của văn bản. (6) - Xác định các biện pháp tu từ, công dụng của từ láy được sử dụng trong văn bản. (7) Vận dụng: - Trình bày ý kiến về hành động của các nhân vật. (8) - Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử từ văn bản gợi ra. (9) 2 Viết Kể lại Nhận biết: 1* một Thông hiểu: 1* trải Vận dụng: 1* nghiệm Vận dụng cao: Viết được của bài văn kể lại một trải bản nghiệm của bản thân; 1TL* thân. dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể. Tổng 4 TN 3TN, 2 TL 1 TL 1TL Tỉ lệ % 20 + 20 + 20 + 10 5 15 10 Tỉ lệ chung 60 40 23
  24. ĐỀ KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN 6 Thời gian: 90 phút. PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (6,0 điểm). Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: Tôi là đứa con bé nhất của mẹ Dẻ Gai trong rừng già, trên sườn núi cao cheo leo. Mùa xuân đến, từ trên cánh tay và mái tóc của mẹ, từng nụ hoa dẻ nhú ra như quả cầu xanh có tua gai nhỏ. Rồi hoa lớn dần thành những trái dẻ xù xì gai góc. Anh chị em chúng tôi ra đời như thế đó. Chúng tôi lớn lên trong mùa hè nắng lửa, mưa dông. Những cơn mưa ào đến gội ướt đẫm tóc mẹ và tắm mát cho chúng tôi. Nắng làm bỏng rát cả làn da và mái tóc của mẹ. Khi thu về, trái dẻ khô đi, lớp áo gai đã chuyển sang màu vàng cháy. Hạt dẻ căng tròn làm nứt bung cả tấm áo gai xù đã quá chật chội. Tôi vẫn nằm im trong lớp áo gai xù, nép vào một cánh tay của mẹ. Tôi chẳng muốn chui khỏi tấm áo ấm áp, an toàn đó chút nào. Nhưng rồi những ngày thu êm ả cũng trôi qua. Gió lạnh buốt bắt đầu thổi ù ù qua khu rừng. Gió vặn vẹo những cánh tay dẻo dai của mẹ. Gió lay giật tấm thân vững chãi của mẹ. Nhưng mẹ vẫn bền gan đứng trên sườn núi cheo leo. Khi mùa đông đến, tôi cứ thu mình mãi trong tấm áo gai xù ấm áp của họ nhà dẻ gai và nép mãi vào tay mẹ, tóc mẹ. Tôi sợ phải xa mẹ, sợ phải tự sống một mình. Tôi sợ những gì lạ lẫm trong rừng già. Nhưng tôi nghe tiếng mẹ thì thầm: - Bé Út của mẹ, con nhỏ nhất nhà so với các anh chị nhưng con cũng đã lớn rồi đấy. Con là một bé dẻ gai rất khoẻ mạnh. Hãy dũng cảm lên nào, con sẽ bay theo gió và sẽ trở thành một cây dẻ cường tráng trong cánh rừng này nhé! Tôi cố quẫy mình Tấm áo gai dày và ấm bất chợt bung ra. Và tôi nhìn rõ cả cánh rừng già, cả sườn núi cao, cả bầu trời mây gió lồng lộng ào ạt trôi trên đầu mẹ. Hoá ra tôi là trái dẻ cuối cùng đang nép trên cánh tay vươn cao nhất của mẹ. Mẹ đưa tay theo chiều gió và thì thầm với riêng tôi: “Tạm biệt con yêu quý, hạt dẻ bé bỏng nhất của mẹ. Dù thế nào con cũng sẽ lớn lên, hãy dũng cảm và đón nhận cuộc sống mới nhé!“ Tôi bỗng thấy mình bay nhẹ theo làn gió, tung mình vào khoảng không bao la rồi rơi êm xuống thảm lá ấm sực của rừng già “Tạm biệt mẹ! Con yêu mẹ!”- tôi gọi với theo gió trước khi chìm vào giấc ngủ đông ấm áp. Và tôi mơ (Theo Phương Thanh Trang, trích Câu chuyện của hạt dẻ gai, tạp chí Văn học và tuổi trẻ, số 12 (465), 2020) 24
  25. Câu 1: Đoạn trích trên thuộc thể loại nào? (1) A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại C. Truyện truyền thuyết D. Truyện ngắn Câu 2: Đoạn trích trên sử dụng ngôi kể thứ mấy? (2) A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Cả ngôi thứ nhất với ngôi thứ 3 D. Ngôi thứ ba Câu 3: Nhân vật chính trong đoạn trích trên là ai? (1) A. Mẹ Giẻ Gai B. Rừng già C. Thảm lá D. Bé Dẻ Gai Câu 4: Từ “chúng tôi” trong câu chuyện được dùng để chỉ những nhân vật nào? (1) A. Mẹ, hạt dẻ gai và các anh chị em B. Nhân vật “tôi” và các anh chị em C. Nhân vật “tôi” và các bạn trong rừng già D. Những hạt dẻ gai trong rừng già Câu 5: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu: “Và tôi nhìn rõ cả cánh rừng già, cả sườn núi cao, cả bầu trời mây gió lồng lộng ào ạt trôi trên đầu mẹ.”? (7) A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. Điệp ngữ D. So sánh Câu 6: Vì sao khi mùa đông đến, “tôi” cứ mãi thu mình trong tấm áo gai xù ấm áp? (5) A. Vì “tôi” nhỏ nhất nhà và chưa đủ lớn. B. Vì “tôi” rất thích tấm áo gai xù ấm áp. C. Vì “tôi” sợ gió lạnh, sợ mùa đông đến. D. Vì “tôi” sợ xa mẹ, sợ tự lập và những gì lạ lẫm. Câu 7. Trong các từ sau đây từ nào không phải là từ láy? (7) A. An toàn B. Cheo leo C Xù xì D. Ấm áp Câu 8. Hãy tìm 2 từ mà em cho là phù hợp để nêu bật đặc điểm của nhân vật “tôi”. (5) Câu 9. Theo em, hành động “cố quẫy mình tấm áo gai dày và ấm bất chợt bung ra” của bé dẻ gai chứng tỏ điều gì? (8) Câu 10. Nêu bài học cuộc sống mà em rút được ra từ câu chuyện của hạt dẻ gai trong đoạn trích. (9) PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm). Hãy kể lại trải nghiệm đáng nhớ của bản thân. 25