Bộ đề Ngữ văn 6 - Bài 2: Chủ đề Truyện
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề Ngữ văn 6 - Bài 2: Chủ đề Truyện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
bo_de_ngu_van_6_bai_2_chu_de_truyen.docx
Nội dung text: Bộ đề Ngữ văn 6 - Bài 2: Chủ đề Truyện
- BỘ ĐỀ NGỮ LIỆU NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH CÙNG CHỦ ĐỀ BÀI 2: TRUYỆN NGỮ VĂN 6 KÌ 1 ĐỀ SỐ 1 Phần 1: Đọc hiểu (2,0 điểm) Đọc đoạn văn dưới đây và khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi: “Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn chơi cùng với Hiên, đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí ” (Gió lạnh đầu mùa, Ngữ văn 6 Tập 1, NXBGD, Hà Nội 2021) Câu 1: Văn bản “Gió lạnh đầu mùa” của tác giả nào? A. Tô Hoài B. Thạch Lam C. Tạ Duy Anh D. Mai Văn Phấn Câu 2: “Ý nghĩ tốt thoáng qua trong trí ” thể hiện tính cách gì của Sơn và Lan? A. Tốt bụng, có tấm lòng biết yêu thương đùm bọc những người có hoàn cảnh khó khăn. B. Cao thượng, muốn ban phát sự giúp đỡ cho người khác C. Thích khoe khoang, tỏ ra là nhà mình giàu có. D. Chẳng thể hiện tính cách gì vì hai nhân vật đang còn rất nhỏ. Câu 3: Trong câu: “Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa.” sử dụng mấy cụm tính từ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 4: Thông qua suy nghĩ của Sơn, em có thể hình dung ra điều gì về cuộc sống của những người dân nghèo trước cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Họ có một cuộc sống đầy đủ B. Họ có cuộc sống tạm ổn. C. Họ có một cuộc sống nghèo khổ, vất vả làm lụng cũng không đủ ăn, đủ mặc. D. Họ có một cuộc sống nghèo khổ, vất vả làm lụng nhưng cũng đủ ăn, đủ mặc. Phần 2: Văn học và cuộc sống Câu 1 : Theo em việc Lan và Sơn trong văn bản “Gió lạnh đầu mùa” giấu mẹ lấy chiếc áo bông của em Duyên đem cho Hiên là đáng khen hay đáng trách? vì sao? Câu 2: Đối với mỗi cuộc đời con người, sự sẻ chia trong cuộc sống là điều vô cùng cần thiết, như nhân vật Sơn trong văn bản “Gió lạnh đầu mùa” đã chia sẻ áo ấm với Hiên. Vào dịp Tết Nguyên đán, trường em tổ chức ngày hội “Xuân yêu thương, Tết sum vầy” mà tại đây, học sinh được tham gia làm bánh chưng để tặng các bạn có hoàn cảnh khó khăn. Em hãy viết bài văn kể lại trải nghiệm đó của mình. 1
- ĐÁP ÁN ĐỀ 1 Phần 1: Đọc hiểu (2,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 Đáp án B A A C Phần 2: Văn học và cuộc sống (8 điểm) Câu 1 (2 điểm): Việc Lan và Sơn giấu mẹ lấy áo bông của em Duyên đem cho Hiên vừa đáng khen, vừa đáng trách: - Đáng khen ở chỗ: Hai đứa trẻ tốt bụng, biết sẻ chia và quan tâm những người có hoàn cảnh khó khăn. - Đáng trách ở chỗ: Đó là chiếc áo kỉ niệm của đứa em xấu số, chưa được sự cho phép của mẹ mà hai chị em đã đem đi cho người khác. Câu 2 (1 điểm): - Lá lành đùm lá rách. - Thương người như thể thương thân. Câu 3 (5 điểm): a. Hình thức: - Đảm bảo bố cục 3 phần. - Diễn đạt lưu loát, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả. - Kể theo ngôi thứ nhất. b. Nội dung: - Mở bài: Giới thiệu câu chuyện trải nghiệm của bản thân cùng các bạn trong ngày hội “Xuân yêu thương, Tết sum vầy”. - Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện + Thời gian, không gian? + Diễn biến sự việc và những nhân vật có liên quan. Lưu ý: Kể lại các sự việc trong câu chuyện theo trình tự hợp lí (thời gian, nguyên nhân – kết quả, ; Khi kể lồng ghép các yếu tố miêu tả, biểu cảm, và biết sử dụng các biện pháp tu từ, ngôn ngữ trong sáng, .) - Kết bài: + Cảm nghĩ của người viết. + Rút ra ý nghĩa của trải nghiệm. ĐỀ SỐ 2 I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc câu chuyện sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới: HOA HỒNG TẶNG MẸ Một người đàn ông dừng xe trước cửa hàng hoa để mua hoa gửi tặng mẹ nhân ngày mùng 8 tháng 3 qua dịch vụ bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng hơn 2
- trăm ki-lô-mét. Vừa bước ra khỏi ô tô, anh thấy một bé gái đang lặng lẽ khóc bên vỉa hè. Anh đến gần hỏi cô bé vì sao cô khóc. Cô bé nức nở: – Cháu muốn mua tặng mẹ cháu một bông hồng. Nhưng cháu chỉ có 75 xu mà giá một bông hồng những 2 đô la. Người đàn ông mỉm cười và nói: – Đừng khóc nữa! Chú sẽ mua cho cháu một bông. Người đàn ông chọn mua một bông hồng cho cô bé và đặt gửi một bó hoa hồng tặng mẹ qua dịch vụ. Xong, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Cô bé cảm ơn, rồi chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có một ngôi mộ mới đắp. Cô bé chỉ ngôi mộ và nói: – Đây là nhà của mẹ cháu. Nói xong, cô bé nhẹ nhàng đặt bông hồng lên mộ mẹ. Ngay sau đó, người đàn ông quay lại cửa hàng bán hoa, huỷ bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hồng thật đẹp. Suốt đêm hôm đó anh lái xe một mạch về nhà mẹ để trao tận tay bà bó hoa. (Trích từ “Quà tặng cuộc sống” – NXB Trẻ) Câu 1: Câu chuyện kể về lời nói, suy nghĩ, hành động của những nhân vật nào? (1) A. Người đàn ông và cô bé B. Người đàn ông, mẹ của ông ta C. Người đàn ông, cô bé và mẹ cô bé D. Người đàn ông, mẹ của ông ta và cô bé Câu 2: Câu chuyện được kể bằng lời của ai? (2) A. Lời nhân vật người đàn ông B. Lời nhân vật cô bé C. Lời nhân vật người mẹ D. Lời của người kể chuyện Câu 3: Các từ “cô bé”, “bé gái” xét về cấu tạo, thuộc từ gì trong tiếng Việt? (5) A. Từ ghép đẳng lập B. Từ ghép chính phụ C. Từ láy hoàn toàn D. Từ láy bộ phận Câu 4: Cô bé đem bông hồng đến đâu để tặng mẹ? (2) A. Đem về nhà B. Đem đến nghĩa trang C. Đem ra cửa hàng bán hoa D. Đem đến nhà thờ Câu 5: Vì sao cô bé khóc? (6) A. Vì cô bé không có ai cùng chia sẻ nỗi buồn B. Vì lúc này cô bé rất nhớ mẹ của mình 3
- C. Vì cô bé không đủ tiền mua hoa tặng mẹ D. Vì mẹ cô bé đã mất từ rất lâu Câu 6: Vì sao người đàn ông quyết định không gửi hoa tặng mẹ qua dịch vụ bưu điện nữa? (7) A. Vì ông ta muốn nhân dịp này đến thăm mẹ B. Vì ông không muốn gửi hoa tươi qua dịch vụ bưu điện C. Vì ông thấy cần phải tự tay trao bó hoa tặng mẹ D. Vì hết giờ làm việc, bưu điện đã đóng cửa Câu 7: Từ “dịch vụ”trong văn bản được hiểu theo nghĩa nào? (5) A. Là công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công B. Là những sản phẩm kinh tế gồm công việc dưới dạng lao động thể lực, quản lí, kiến thức nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh hoanh hoặc sinh hoạt tiêu dùng của cá nhân và tổ chức C. Là bất kì hoạt động hay lợi ích nào mà chủ thể này có thể cung cấp cho chủ thể kia. D. Là sự cung ứng để đáp ứng nhu cầu như: dịch vụ du lịch, thời trang, chăm sóc sức khỏe, và mang lại lợi nhuận. Câu 8: Đọc xong câu chuyện trên, em nghĩ đến câu ca dao nào? (6) A. Mẹ già như chuối ba hương, Như xôi nếp mật, như đường mía lau. B. Khôn ngoan đối đáp người ngoài, Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. C. Ngó lên nuộc lạt mái nhà, Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu. D. Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Câu 9: Bài học được rút ra từ câu chuyện trên là gì? (9) Câu 10: Theo em, hai nhân vật: em bé và người đàn ông, ai là người con hiếu thảo? Vì sao? (10) Hết HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 2 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0.5 4
- 2 D 0.5 3 B 0.5 4 B 0.5 5 C 0.5 6 C 0.5 7 A 0.5 8 A 0.5 HS có thể nêu được một trong số bài học sau: - Biết trân quý những thời khắc của hiện tại bên người thân yêu 9 - Cần yêu thương, hiếu thảo với các đấng sinh thành, nhất 1.0 là người mẹ đã chịu nhiều vất vả, hi sinh vì con cái - Trao và tặng là cần thiết nhưng trao và tặng như thế nào mới là ý nghĩa, và để người nhận thật sự vui và hạnh phúc. - HS nhận xét được: cả hai nhân vật (em bé và người đàn 0.5 ông) đều là người con hiếu thảo. - HS giải thích được lí do: họ đều muốn dành tặng cho 0.5 10 mẹ của mình đóa hoa hồng vào ngày 8/3 cùng với tất cả tình yêu thương và nhớ đến mẹ của mình. Tuy nhiên, do hoàn cảnh của mỗi người khác nhau nên cách họ thể hiện cũng khác nhau. ĐỀ SỐ 3 I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: CHÚ RÙA HỌC BAY Bên bờ sông có một chú Rùa đang ra sức tập bay. – Cố lên nào 1, 2, 3 Cố lên Một con Chim Sẻ bay ngang qua, thấy thế liền hỏi: – Anh Rùa ơi, anh đang làm gì thế? Rùa thở dài đáp: – Tôi đang tập bay đấy, Chim Sẻ ạ. Nghe vậy, Chim Sẻ rất ngạc nhiên, hỏi lại Rùa: – Sao cơ? Chẳng phải anh đã chiến thắng trong đó sao? Tất cả là nhờ bốn chiếc chân của anh mà. Rùa nhăn mặt trả lời: 5
- – Thôi thôi, anh đừng nhắc nữa. Tôi và Thỏ đã thi lại lần nữa. Thỏ không ngủ quên giữa cuộc nữa nên đã dễ dàng thắng tôi. Lần này, khi tập bay được, tôi sẽ quyết đấu một trận nữa với Thỏ. Chim Sẻ cười: – Nhưng mà anh đâu có cánh! Nhưng Rùa vẫn không lay chuyển. – Bất kể thế nào tôi cũng phải học bay cho bằng được, Chim Sẻ ạ! Chim Sẻ lại nói: – Nhưng anh đâu có cánh thì làm sao mà bay được, tôi khuyên anh nên từ bỏ ý định đó đi thì hơn. Thôi, tôi đi chơi đây! Chim Sẻ bỏ đi rồi, Rùa đi kiếm về rất nhiều lông chim, may cho mình một đôi cánh tuyệt đẹp. Nó ra sức tập luyện, nhưng đã mấy ngày trôi qua mà vẫn không có gì tiến triển. Rùa nghĩ: – Thế này không ổn. Mình phải đi mời thầy về dạy mới được. Ngày hôm sau, Rùa lên đường đi tìm thầy dạy bay. Ròng rã mấy ngày, nó đi đến một vách núi cheo leo, hi vọng sẽ tìm được thầy. Một hôm, Rùa đi tới một vách đá, đột nhiên có một đôi cánh lớn liệng qua. Rùa ta vô cùng ngưỡng mộ, nghĩ bụng: – Đây chính là người thầy mà mình đang tìm kiếm. Rùa liền hét to: – Đại Bàng ơi, xin hãy dạy tôi bay với! Đại Bàng ân cần nhắc nhở Rùa: – Tôi và Rùa không giống nhau. Rùa không có cánh, làm sao mà bay được! Rùa cầm ra đôi cánh tự làm, liên tục xin: – Đại Bàng xem, tôi có cánh rồi đây này. Xin anh hãy nhận tôi làm đồ đệ đi. Đại Bàng đành phải chấp nhận lời thỉnh cầu của Rùa. – Thôi được, nếu Rùa đã quyết thì tôi sẽ giúp. Nhưng tôi không chắc là Rùa sẽ bay được đâu nhé! Rùa tự lắp thêm đôi cánh, Đại Bàng nhấc bổng Rùa lên, bay cao hơn những ngọn cây. Rùa thích quá reo lên: – A ha! Mình sắp biết bay rồi! Đang bay trên không trung thì Đại Bàng bỏ Rùa ra. Rùa ta giống như diều đứt dây, rơi tự do xuống, mặc cho Rùa cố gắng vỗ đôi cánh tới tấp nhưng không ăn thua gì. – Cứu với! Ai cứu tôi với Rùa rơi thẳng xuống một tảng đá to, khiến cho mai Rùa bị vỡ rạn. Kể từ đó, trên mai của Rùa có những vết rạn ngang dọc, đó là dấu tích của lần Rùa học bay với Đại Bàng. (Theo Chọn đáp án đúng nhất: 6
- Câu 1. Văn bản Chú rùa học bay được viết bằng phương thức biểu đạt chính nào? A. Tự sự B. Nghị luận C. Miêu tả D. Biểu cảm Câu 2. Văn bản trên sử dụng ngôi kể nào? A. Ngôi thứ ba C. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ nhất D. Kết hợp hai ngôi kể Câu 3. Trong văn bản chú Rùa mong muốn học điều gì? A. Học chạy B. Học bay C. Học bơi lội D. Học nhảy Câu 4. Để tập bay, Rùa đã chuẩn bị những gì? A. Mua cho mình đôi cánh. B. Ra sức luyện tập C. Kiếm thật nhiều lông chim, may cho mình đôi cánh, đi tìm thầy dạy bay D. Phép liên tưởng Câu 5. Để tập bay Rùa đã tìm ai làm thầy dạy cho mình? A. Chim sẻ C. Rắn B. Đại Bàng D. Ong Câu 6. Hình ảnh Những vết rạn trên mai rùa thể hiện điều gì? A. Vì làm việc mình yêu thích nên xấu xí một chút cũng không sao. B. Vì ham thích điều mới lạ nên chuốc hậu quả. C. Nếu làm việc không đúng khả năng của mình thì sẽ nhận lấy hậu quả. D. Sự bất lực của con người khi gặp sự cố trong cuộc sống. Câu 7. Câu trả lời của chú Rùa với Chim Sẻ Bất kể thế nào tôi cũng phải học bay cho bằng được, Chim Sẻ ạ! thể hiện tính cách nào của Rùa? A. Nhút nhát, sợ chết C. Nóng vội nhưng dũng cảm B. Yếu đuối D. Quyết tâm Câu 8. Câu chuyện Chú Rùa học bay sử dụng chủ yếu biện pháp nghệ thuật nào? A. Nhân hoá và ẩn dụ C. Ẩn dụ và so sánh B. So sánh và điệp ngữ D. Nhân hoá và điệp ngữ Trả lời câu hỏi/Thực hiện yêu cầu: Câu 9. Lời khuyên của Chim Sẻ Nhưng anh đâu có cánh thì làm sao mà bay được, tôi khuyên anh nên từ bỏ ý định đó đi thì hơn gợi cho em suy nghĩa gì? Câu 10. Bài học tâm đắc nhất mà em rút ra từ văn bản trên là gì? (Trình bày từ 3-5 câu) II. VIẾT Từ trải nghiệm của bản thân, hãy kể lại một câu chuyện để lại trong lòng em sự biết ơn sâu sắc.A ĐÁP ÁN ĐỀ 2 Phần Câu Nội dung Điểm 1 A 0,5 2 A 0,5 7
- 3 B 0,5 4 C 0,5 5 B 0,5 6 C 0,5 7 D 0,5 Đọc 8 A 0,5 hiểu - Học sinh trình bày được ý nghĩa lời khuyên của Chim 9 Sẻ: Hãy nhìn vào thực tế và khả năng của bản thân, đừng 1,0 ảo tưởng sức mạnh - Có nhiều bài học được rút ra từ câu chuyện trên, tuy nhiên học sinh có thể nêu được một trong những bài học sau: + Chỉ có tự đi trên đôi chân của mình, chúng ta mới có thể vững vàng vượt qua sóng gió và đạt được thành công 10 + Không mù quáng học theo những điều mình ngưỡng 1,0 mộ từ người khác mà không phù hợp với khả năng của bản thân + Hãy luôn cố gắng sống là chính mình, bước đi bằng chính đôi chân của mình, rồi thành công sẽ mỉm cười với bạn VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: Mở bài, thân bài, kết 0,25 bài b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 c. Triển khai bài văn: 2,5 HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Giới thiệu được một câu chuyện đáng nhớ để lại cho II bản thân sự biết ơn sâu sắc. - Kể lại diễn biến của câu chuyện. - Câu chuyện đó mang đến cho em bài học gì? Nó có ý nghĩa, sự quan trọng như thế nào đối với em? d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp 0,5 tiếng Việt. e. Sáng tạo: Lời kể sáng tạo, có cách diễn đạt mới mẻ, lời 0,5 văn giàu cảm xúc 8
- ĐỀ SỐ 4 MA TRẬN MÔN NGỮ VĂN-LỚP 6 Mức độ nhận thức Tổn g Nội Kĩ Thông Vận dụng % T dung/đơ Nhận biết Vận dụng năn hiểu cao điể T n vị kiến g m thức TNK T TNK T TNK T TNK T Q L Q L Q L Q L Đọc Truyện 60 1 3 0 5 0 2 0 hiểu ngắn 2 Viết Kể lại 40 một trải nghiệm 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* đáng nhớ Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 Tỉ lệ % 20 % 40 % 30 % 10 % 100 Tỉ lệ chung 60 % 40 % BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận dung/đ thức Kĩ TT ơn vị Mức độ đánh giá Thô Vận năng Nhận Vận kiến ng dụng biết dụng thức hiểu cao 1 Đọc Nhận biết: hiểu Truyện - Nhận biết phương thức biểu 3 TN 5 TN 2 TL ngắn đạt, ngôi kể. - Nhận biết từ theo cấu tạo. Thông hiểu: - Hiểu nội dung đoạn trích. - Hiểu được tâm trạng nhân vật. 9
- - Hiểu được tình cảm, thái độ của nhân vật. Vận dụng: - Trình bày được tâm trạng nhân vật. - Liên hệ, rút ra bài học. 2 Viết Kể lại Nhận biết: 1* 1* 1* 1 một trải Thông hiểu: TL* nghiệm Vận dụng: đáng Vận dụng cao: nhớ. Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân, người kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ, có lối kể sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý nghĩa của câu chuyện. Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. Tổng 3 TN 5 TN 2 TL 1 TL* Tỉ lệ % 20 % 40 % 30 % 10 % Tỉ lệ chung 60 % 40 % ĐỀ KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 6 I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: “Sáng nay dậy sớm, tôi khẽ mở cửa rón rén đi ra vườn, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Chợt thấy động phía sau, tôi quay lại: em tôi đã theo ra từ lúc nào. Em lặng lẽ đặt tay lên vai tôi. Tôi kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc. Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông trời hửng dần. Những bông hoa thược dược đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp kêu. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này. 10
- Gia đình tôi khá giả. Anh em tôi rất thương nhau. Phải nói em tôi rất ngoan. Nó lại khéo tay nữa. Hồi còn học lớp Năm, có lần tôi đi đá bóng, bị xoạc một miếng áo rất to. Sợ mẹ đánh, tôi cứ ngồi lì ngoài bãi không dám về. Nghe lũ bạn tôi mách, em đã đem kim chỉ ra tận sân vận động. Nó bảo: - Anh cởi áo ra, em vá lại cho. Em vá khéo, mẹ không biết được đâu. Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện. Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi. ( ) Tôi dắt em ra khỏi lớp. Nhiều thầy cô ngừng giảng bài, ái ngại nhìn theo chúng tôi. Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm bao trùm lên cảnh vật”. (Cuộc chia tay của những con búp bê - Khánh Hoài, Ngữ văn 7, Tập một, NXB Giáo dục, 2016) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Đoạn trích trên viết theo phương thức biểu đạt chính nào? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 2. Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ nhất, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 3. Cặp từ láy có trong các câu văn sau: Những bông hoa thược dược đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp kêu là: A. thược dược, nhảy nhót B. sương sớm, chiêm chiếp C. rực rỡ, chiêm chiếp D. thược dược, rực rỡ Câu 4. Nội dung chính của đoạn trích là: A. tình cảm yêu thương gắn bó của hai anh em. B. cuộc nói chuyện giữa hai anh em C. tâm trạng hối hận của anh trai khi hờ hững với người em. D. tình cảm yêu thương gắn bó, không muốn xa cách của hai anh em. Câu 5. Vì sao trong đoạn trích trên người anh lại có thái độ ân hận? A. Vì người anh thấy cảm động và nghĩ lâu nay mình mải vui chơi với bạn bè mà chẳng lúc nào chú ý đến em. B. Vì người anh đã luôn có cảm giác ganh ghét, đố kị với em gái của mình. C. Vì người anh ham chơi đá bóng với bạn trên sân vận động. D. Vì người anh nhận thấy em gái buồn khi chuẩn bị chia tay lớp học. 11
- Câu 6. Đoạn trích trên gợi cho em nhớ đến văn bản nào viết về tình cảm anh em trong chương trình Ngữ văn 6? A. Bài học đường đời đầu tiên. B. Đồng Tháp Mười mùa nước nổi. C. Điều không tính trước. D. Bức tranh của em gái tôi. Câu 7. Đoạn trích đã khắc họa rất thành công nội tâm nhân vật người anh, đúng hay sai? A. Đúng. B. Sai. Câu 8. Nhân vật “người em” trong đoạn trích trên là người như thế nào? A. Là đứa trẻ cá tính, thích gây trò quậy phá. B. Luôn quan tâm, chăm sóc và thương yêu anh trai. C. Là đứa trẻ nhút nhát, ít nói. D. Là đứa trẻ ganh ghét, đố kị với anh trai. Câu 9. Tại sao khi dắt em ra khỏi trường, tâm trạng người anh lại “kinh ngạc khi thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm bao trùm lên cảnh vật”? Câu 10. Qua đoạn trích trên, tác giả muốn gửi đến chúng ta bài học gì? (trả lời bằng cách viết đoạn văn khoảng 3 đến 4 câu) II. VIẾT (4,0 điểm) - Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ(một buổi lao động dọn vệ sinh ở trường học mà em có tham gia). HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 6 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,5 2 A 0,5 3 C 0,5 4 D 0,5 5 A 0,5 6 D 0,5 7 A 0,5 12
- 8 B 0,5 9 -Vì cuộc sống vẫn diễn ra bình thường như mọi 0,5 ngày, chỉ có tâm trạng của người anh chìm trong đau khổ khi phải đối diện với cảnh bố mẹ chia tay nhau. 10 - HS trình bày bằng một đoạn văn (khoảng 3 đến 4 câu), có thể nêu cảm nhận được các ý sau: + Được sống trong tình yêu thương của gia đình 1,5 là niềm hạnh phúc lớn nhất cuộc đời của mỗi người, được hưởng tình yêu thương của cha mẹ, được sống trong mái ấm gia đình được đi học, được cha mẹ quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ + Phải biết yêu thương, chăm sóc và vâng lời ba mẹ, anh chị. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn tư sự: 0,25 - Mở bài: Giới thiệu được sự việc (một buổi lao động dọn vệ sinh ở trường học mà em có tham gia) - Thân bài: Kể diễn biến sự việc - Kết bài: Nêu cảm xúc, suy nghĩ, mong ước của người viết với câu chuyện đã xảy ra. b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 - Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ (một buổi lao động dọn vệ sinh ở trường học mà em có tham gia) c. HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều 2,5 cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất - Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ: một buổi lao động dọn vệ sinh ở trường học mà em có tham gia + Giới thiệu khái quát về trải nghiệm em định kể (Giới thiệu về một buổi tham gia lao động cụ thể ở trường) + Kể chi tiết, trình tự về trải nghiệm: . Buổi lao động đó diễn ra khi nào ? Mục đích của buổi lao động đó? . Các sự việc của buổi lao động dọn vệ sinh đó đã diễn ra theo trình tự nào ? (Kể trình tự sự 13
- việc từ khi bắt đầu đến khi kết thúc; Hành động, ngôn ngữ, cảm xúc của bản thân và của người khác.) + Điều gì đáng nhớ nhất ở buổi lao động ngày hôm đó. + Bài học rút ra từ trải nghiệm em kể. d.Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt e.Có lối kể sáng tạo, hấp dẫn; kết hợp các yếu tố 0,5 miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật câu chuyện. - Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. Lưu ý: HS có thể có nhiều cách trình bày khác nhau. Vì vậy giáo viên cần linh hoạt đánh giá và ghi điểm theo thực tế bài làm của HS 14