Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Bài 26: Khóa lưỡng phân - Phạm Thị Phượng

pptx 36 trang Mẫn Nguyệt 20/07/2023 10900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Bài 26: Khóa lưỡng phân - Phạm Thị Phượng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_bai_26_khoa_luong_phan_pham.pptx

Nội dung text: Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Bài 26: Khóa lưỡng phân - Phạm Thị Phượng

  1. TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN XIN CHÀO CÁC EM! Giáo viên: Phạm Thị Phượng Đơn vị : Trường THCS Quảng Chính
  2. BÀI 26: KHÓA LƯỠNG PHÂN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6
  3. Khi đi vào một khu vườn rộng, em bắt gặp rất nhiều loài sinh vật khác nhau. Làm thế nào để phân biệt các loài sinh vật trong khu vườn đó?
  4. Mở đầu trang 90 Bài 26 KHTN lớp 6: Khi đi vào một khu vườn rộng, em bắt gặp rất nhiều loài sinh vật khác nhau bao gồm thực vật, động vật, nấm, Em có thể phân biệt được các loài không? Làm thế nào để em có thể thực hiện được việc đó?
  5. Có thể phân biệt được các loài bằng cách phân loại chúng ra thành từng nhóm dựa vào các đặc điểm chung của từng nhóm và đặc điểm riêng của từng loài.
  6. Làm thế nào để phân biệt các loài sinh vật trong khu vườn?
  7. Làm thế nào để phân biệt các loài sinh vật trong khu vườn? Cách phân biệt các loài sinh vật: 1. Quan sát hình dạng bên ngoài của các loài sinh vật 2. Chia nhóm sinh vật theo đặc điểm đặc trưng: nhóm động vật, nhóm thực vật 3. Chia nhỏ tiếp các nhóm cho đến tận loài: côn trùng hay động vật có xương
  8. Thế nào là khoá lưỡng phân ?
  9.  1. Khóa lưỡng phân là gì? ▪ “Khóa lưỡng phân” có nghĩa là được chia thành hai phần (phân đôi), các khóa lưỡng phân luôn đưa ra hai lựa chọn (Có/Không có) dựa trên các đặc điểm chính của sinh vật trong mỗi bước. ▪ Bằng cách lựa chọn chính xác sự lựa chọn phù hợp ở mỗi giai đoạn, ta có thể xác định tên của sinh vật ở cuối.
  10. I. Khóa lưỡng phân là gì? - Khóa lưỡng phân là một loại khóa phân loại được xây dựng giúp xác định vị trí phân loại của loài một cách thuận lợi.
  11. Nguyên tắc của k hóa lưỡng phân là gì ?
  12. - Nguyên tắc của khóa lưỡng phân là từ một tập hợp các đối tượng ban đầu được tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập với nhau. Sau mỗi lần tách, ta được hai nhóm nhỏ hơn và khác nhau bởi các đặc điểm trùng để tách. Sau mỗi lần tách, ta được hai nhóm nhỏ hơn và khác nhau bởi các đặc điểm dùng để tách.
  13.  II. Xây dựng khóa lưỡng phân
  14.  Nêu các bước xây dựng khoá lưỡng phân
  15.  II. Xây dựng khóa lưỡng phân * Các bước xây dựng khoá lưỡng phân. - Bước 1: Liệt kê các đặc điểm: - Bước 2: Sắp xếp các đặc điểm theo thứ tự. - Bước 3: Chia mẫu vật. - Bước 4: Chia nhỏ hơn nữa mẫu. - Bước 5: Vẽ sơ đồ khóa phân đôi
  16. Thực hành xây dựng khóa lưỡng phâncủa một số ? loài động vật sau ?
  17. 1, Có xương sống Đi xuống 2 Không có xương sống Cào cào (B) 2, Sống dưới nước Cá mập (C) Sống trên cạn Đi xuống 3 3, Biết bay Chim (A) Không biết bay Đi xuống 4 4, Sống dưới đất Rùa (E) Sống trên cây Khỉ (D) Dạng viết Dạng sơ đồ
  18. II. Xây dựng khoá lưỡng phân Hoạt động 1 trang 91 Bài 26 KHTN lớp 6: Cho các loài sinh vật như hình dưới đây. Hãy tiến hành xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại chúng.
  19. * Các bước phân loại: - Bước 1: Có chân và không có chân + Có chân: Chim, bọ ngựa, khỉ, rùa + Không chân: cá mập - Bước 2: Có cánh và không có cánh: + Có cánh: chim, bọ ngựa + Không có cánh: Khỉ, rùa - Bước 3: Có một đôi cánh và có hai đôi cánh + Có một đôi cánh: chim + Có hai đôi cánh: bọ ngựa - Bước 4: Có mai và không có mai + Có mai: rùa + Không có mai: khỉ
  20. Hoạt động 1 trang 91 Bài 26 KHTN lớp 6: Cho các loài sinh vật như hình dưới đây. Hãy tiến hành xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại chúng.
  21.  Có 2 dạng khóa lưỡng phân Dạng sơ đồ phân nhánh Dạng viết
  22. Hoạt động 1 trang 91 Bài 26 KHTN lớp 6: Cho các loài sinh vật như hình dưới đây. Hãy tiến hành xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại chúng.
  23. Sơ đồ phân loại:
  24. I. Khóa lưỡng phân là gì? - Khóa lưỡng phân là một loại khóa phân loại được xây dựng giúp xác định vị trí phân loại của loài một cách thuận lợi. - Nguyên tắc của khóa lưỡng phân là từ một tập hợp các đối tượng ban đầu được tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập với nhau. Sau mỗi lần tách, ta được hai nhóm nhỏ hơn và khác nhau bởi các đặc điểm trùng để tách. Sau mỗi lần tách, ta được hai nhóm nhỏ hơn và khác nhau bởi các đặc điểm dùng để tách. II. Xây dựng khóa lưỡng phân - Bước 1: Lựa chọn đặc điểm để phân chia được các loài cần phân loại thành hai nhóm. Tiếp tục cách làm như vậy ở từng nhóm nhỏ tiếp theo cho đến khi xác định được từng loài. - Bước 2: Lập sơ đồ phân loại
  25. Mục đích của khoá lưỡng phân là gì ?
  26.  III. Mục đích của khóa lưỡng phân: - Xác định và phân loại sinh vật - Giúp học sinh dễ dàng hiểu các khái niệm khoa học khó hơn - Sắp xếp một lượng lớn thông tin giúp việc xác định một sinh vật dễ dàng hơn.
  27. Luyện tập xây dựng khóa lưỡng phân
  28. Vận dụng - Luyện tập  Xây dựng khóa lưỡng phân của các động vật sau:
  29. Câu 1: Khi tiến hành xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại một nhóm sinh vật cần tuân thủ theo nguyên tắc nào? A. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập nhau. B. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có cơ quan di chuyển khác nhau. C. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có môi trường sống khác nhau. D. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có kiểu dinh dưỡng khác nhau.
  30. Câu 1: Khi tiến hành xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại một nhóm sinh vật cần tuân thủ theo nguyên tắc nào? A. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập nhau.
  31. Câu 2: Đặc điểm đối lập của con chim gõ kiến và con chim đà điểu là? A. Có lông vũ và không có lông vũ B. Có mỏ và không có mỏ C. Có cánh và không có cánh D. Biết bay và không biết bay
  32. Lời giải - Chim gõ kiến và chim đà điểu có các đặc điểm giống nhau là: có lông vũ, có mỏ và có cánh. - Điểm khác nhau (đối lập) của hai loài chim này là chim gõ kiến biết bay còn đà điểu không biết bay.
  33. Câu 3: Khóa lưỡng phân sẽ được dừng phân loại khi nào? A. Khi các loài sinh vật cần phân loại quá nhiều B. Khi các loài sinh vật cần phân loại quá ít C. Khi đã phân loại triệt để được các loài sinh vật D. Khi các loài sinh vật cần phân loại có điểm khác nhau
  34. Lời giải Người ta sẽ chỉ dừng sử dụng khóa lưỡng phân khi đã phân loại được triệt để các loài sinh vật.