Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Bài 34: Các hình dạng nhìn thấy của mặt trăng

pptx 21 trang Mẫn Nguyệt 20/07/2023 8201
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Bài 34: Các hình dạng nhìn thấy của mặt trăng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_bai_34_cac_hinh_dang_nhin_th.pptx

Nội dung text: Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Bài 34: Các hình dạng nhìn thấy của mặt trăng

  1. CHỦ ĐỀ 11 BÀI 34: CÁC HÌNH DẠNG NHÌN THẤY CỦA MẶT TRĂNG
  2. • Sân nhà em sáng quá • Nhờ ánh trăng sáng ngời • Trăng tròn như quả bóng • Lơ lửng mà không rơi • Những hôm nào trăng khuyết • Trăng giống con thuyền trôi • Em đi trăng theo bước • Như muốn cùng đi chơi (Trăng sáng - NHƯỢC THỦY)
  3. AI NHANH HƠN? LUẬT CHƠI • Bước 1: Mỗi HS viết 3 nội dung đã biết và 3 nội dung muốn biết về Mặt trăng và hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng vào PHT KWL. • Bước 2: 2.1. Gọi HS theo hình thức ngẫu nhiên, mỗi HS chỉ trình bày 1 nội dung và người trình bày sau không trùng với người trình bày trước. 2.2. Các HS còn lại dùng bút màu đỏ đánh dấu nội dung trùng, và bút màu xanh bổ sung nội dung chưa có vào PHT KWL.
  4. MẶT TRĂNG VÀ HÌNH DẠNG NHÌN THẤY CỦA MẶT TRĂNG 1. Hình thức: Hoạt động nhóm 6 bạn 2. Thời gian: 4 phút 3. Nhiệm vụ: Trả lời các câu hỏi sau H1. Một HS nói “Ban ngày chúng ta thấy Mặt Trời, còn ban đêm chúng ta thấy Mặt Trăng”. Bạn ấy nói đúng không? Vì sao? H2. Có mấy tuần giữa ngày trăng tròn này và ngày trăng tròn tiếp theo? H3. Tại sao chúng ta nhìn thấy Mặt trăng lúc tròn, lúc khuyết, lúc thấy trăng, lúc không?
  5. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NHÓM
  6. Câu hỏi: Một bạn học sinh nói: "Ban ngày chúng ta thấy Mặt Trời, còn ban đêm chúng ta thấy Mặt Trăng". Bạn ấy nói đúng không? Vì sao? • Bạn học sinh đó trả lời chưa đúng, vì ban ngày vẫn có Mặt Trăng. • + Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng và phản chiếu xuống Trái Đất. • + Do ánh sáng phản chiếu từ Mặt Trăng đến Trái Đất yếu hơn rất nhiều so với ánh sáng trực tiếp từ Mặt Trời chiếu đến Trái Đất.
  7. Có mấy tuần giữa ngày trăng tròn này và ngày trăng tròn tiếp theo? • Từ ngày không trăng đến ngày trăng tròn là khoảng 2 tuần. Sau hai tuần tiếp theo lại đến ngày không trăng. Như vậy ngày không trăng qua ngày trăng tròn, ngày không trắng tiếp theo hết khoảng một tháng.
  8. • Chúng ta thấy Mặt Trăng vì nó phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời • Khi Mặt Trăng di chuyển xung quanh Trái Đất, hình dạng của Mặt Trăng thay đổi bởi vì chúng ta nhìn thấy nó từ các góc khác nhau.
  9. / Hãy vẽ sơ đồ các vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất khi chúng ta nhìn thấy một nửa Mặt Trăng
  10. THIẾT KẾ MÔ HÌNH THỰC TẾ HOẶC VẼ HÌNH TRÌNH BÀY Ý TƯỞNG ĐỂ GIẢI THÍCH CHO CÁC CÂU HỎI ĐÃ THẢO LUẬN
  11. • Bài 34.1 trang 83 sách bài tập KHTN 6: Các hình dạng nhìn thấy khác nhau của Mặt Trăng được thay đổi lần lượt từ ngày nay sang ngày khác. Từ ngày không trăng này đến ngày không trăng kế tiếp được gọi là Tuần trăng. Em hãy cho biết thời gian gần đúng của Tuần trăng? • A. 1 năm • B. 7 ngày • C. 29 ngày • D. 1 ngày Lời giải: Từ ngày không trăng này đến ngày không trăng kế tiếp được gọi là Tuần trăng. Thời gian gần đúng của Tuần trăng là 29 ngày.
  12. Bài 34.2 trang 83 sách bài tập KHTN 6: Em hãy ghép một ô chữ ở cột A với một ô chữ ở cột B để được các nhận định đúng. Cột A Cột B 1. Mặt Trăng A. 29 ngày 2. Mặt Trời B. ta chỉ nhìn thấy một nửa cố định của Mặt Trăng. 3. Trên Trái Đất C. không phát sáng như Mặt Trời. 4. Tuần trăng gần bằng D. có kích thước lớn hơn kích thước của Mặt Trăng rất nhiều. 1 – C Mặt Trăng không phát sáng như Mặt Trời. 2 – D Mặt Trời có kích thước lớn hơn kích thước của Mặt Trăng rất nhiều. 3 – B Trên Trái Đất ta chỉ nhìn thấy một nửa cố định của Mặt Trăng. 4 – A Tuần trăng gần bằng 29 ngày
  13. Bài 34.4 trang 84 sách bài tập KHTN 6: Em hãy cho biết thứ tự các hình dạng nhìn thấy sau đây của Mặt Trăng theo chiều giảm dần của phần diện tích Mặt Trăng: Trăng khuyết, Trăng lưỡi liềm, Trăng bán nguyệt, Trăng tròn. Lời giải: Một nửa Mặt Trăng luôn được Mặt Trời chiếu sáng do Mặt Trăng có dạng hình cầu và phần được chiếu sáng đó phản chiếu xuống bề mặt Trái Đất. Nên ở những vị trí khác nhau (hay các ngày khác nhau) trên Trái Đất ta sẽ quan sát được các hình dạng Mặt Trăng khác nhau. Thứ tự các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng theo chiều giảm dần của phần diện tích Mặt Trăng: Trăng tròn -> Trăng khuyết -> Trăng bán nguyệt - > Trăng lưỡi liềm.
  14. Bài 34.6 trang 84 sách bài tập KHTN 6: Vào năm 1969, tàu vũ trụ Apollo 11 lần đầu tiên đã đưa được con người lên thám hiểm Mặt Trăng. Đó là chuyến du hành không gian rất nguy hiểm, tuy nhiên nhà du hành đã quay về Trái Đất an toàn. Em hãy tìm hiểu và cho biết tại sao nhà du hành lại bắt buộc mang theo bình oxygen trong quá trình thám hiểm Mặt Trăng. Do khối lượng nhỏ và lực hấp dẫn kém nên Mặt Trăng không thể duy trì được một bầu khí quyển, thậm chí cả khi bầu khí quyển đó rất loãng. Như vậy là trên Mặt Trăng không có không khí như ở Trái Đất nên các nhà du hành bắt buộc mang theo bình oxygen trong quá trình thám hiểm Mặt Trăng để thở.
  15. Bài 34.7 trang 84 sách bài tập KHTN 6: Bạn Minh đã làm thí nghiệm như sau để đo đường kính của Mặt Trăng: Bạn chuẩn bị một tấm bìa đường kính 2 cm, đặt tấm bìa trước mặt sao cho tấm bìa hình tròn vừa phủ kín Mặt Trăng (hình 34.3). Đo khoảng cách từ vị trí đặt mắt đến tấm bìa, bạn Minh thu được khoảng cách là 220 cm. Em hãy giúp bạn Minh xác định đường kính của Mặt Trăng. Biết rằng khoảng cách trung bình từ Mặt Trăng đến Trái Đất là 384 400km. Coi tỉ số giữa đường kính tấm bìa và đường kính Mặt Trăng bằng tỉ số giữa khoảng cách đặt mắt đến tấm bìa và khoảng cách từ Mặt Trăng đến Trái Đất. Lời giải: Gọi d là đường kính của tấm bìa, d = 2 cm Gọi D (km) là đường kính của Mặt Trăng Gọi a là khoảng cách từ mắt đến tấm bìa, a = 220 cm Gọi b là khoảng cách từ Mặt Trăng đến Trái Đất, b = 384 400 km Theo đề bài ta có: Vậy đường kính của Mặt Trăng khoảng 3 495 km.
  16. CỦNG CỐ 1. Hình thức: HS làm việc cá nhân. 2. Nhiệm vụ: 2.1. Tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy 2.2. Vẽ sơ đồ các vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất khi chúng ta nhìn thấy một nửa Mặt Trăng
  17. NHIỆM VỤ VỀ NHÀ 1. Hình thức: HS làm việc nhóm. 2. Nhiệm vụ: Thực hiện trò chơi thể hiện hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng Yêu cầu sản phẩm : quay lại video thực hiện trò chơi gửi cho GV