Bài giảng Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 7: Gia đình yêu thương - Văn bản: Những cánh buồm - Nguyễn Thị Hà

ppt 30 trang thuynga 26/08/2022 14342
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 7: Gia đình yêu thương - Văn bản: Những cánh buồm - Nguyễn Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_6_chan_troi_sang_tao_bai_7_gia_dinh_yeu_th.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 7: Gia đình yêu thương - Văn bản: Những cánh buồm - Nguyễn Thị Hà

  1. TRƯỜNG THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM LỚP 6A
  2. KHỞI ĐỘNG Các em cùng xem video sau
  3. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Tiết NHỮNG CÁNH BUỒM Hoàng Trung Thông
  4. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Tri thức ngữ văn (thơ, thơ tự do, yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ, ngôn ngữ thơ). - Tình cảm gia đình được thể hiện qua văn bản. - Đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ. 2. Về năng lực: - Nhận biết và bước đầu nhận xét được một số nét độc đáo của bài thơ; nêu được tác dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ. - Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ thơ. - Biết tham gia thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất. 3. Về phẩm chất: - Nhân ái, chan hoà, yêu thương, quan tâm người khác, sống có ước mơ.
  5. I. Tìm hiểu chung
  6. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Hoàng Trung Thông (1925 – 1993) - Quê: Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An - Thơ của ông giản dị, cô đọng, chứa đựng cảm xúc trong sáng. - Ông từng đảm nhiệm các chức trách quan trọng như cán bộ văn nghệ của khu ủy Liên khu IV, Ủy viênTiểu ban văn nghệ Trung ương, Thư ký tòa soạn Tạp chí Văn nghệ thuộc Hội Văn nghệ Việt Nam; Tổng biên tập báo Văn nghệ, Giám đốc Nhà xuất bản Văn học, Viện trưởng Viện Văn học (giai đoạn 1976-1985) - Ngoài thơ ông còn viết phê bình văn học, giới thiệu thơ - Nhiều bài thơ của ông đã được phổ nhạc
  7. NHỮNG BÀI THƠ HAY
  8. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả 2. Tác phẩm a) Đọc và tìm hiểu chú thích có vần điệu Một số dấu hiệu thiên về diễn tả tình cảm, cảm xúc của nhận biết đây là người viết. một bài thơ: có ngắt dòng giữa các câu
  9. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả 2. Tác phẩm - Cách đọc: Đọc toàn bài với giọng chậm rãi dịu dàng, trầm lắng phù a) Đọc và tìm hiểu chú thích hợp với việc diễn đạt tình cảm của cha với con. Ngắt*Lênh nhịp: khênh: Cao quá mức, gợi +Lời của con: ngây thơ, hồn nhiên sự gầy gò. Cha mỉm cười /xoa đầu con nhỏ: +Lời của cha: ấm áp, dịu dàng thể “Theo*Ch cánhắc nbuồmịch: /Chđiắmãic cđếnứng,nơikhoxaẻ mạnh. hiện tình yêu con, cảm xúc tự hào Sẽ có*Trầmcây, cóngâmcửa/: cócónhdángà, vẻ đang về con, về tuổi thơ của mình, về sự Nhưngsuynơinghĩ,đónghiềncha chưangẫmhềđiềuđi đếngì ” tiếp nối cao đẹp của các thế hệ.
  10. Hai cha con bước đi trên cát Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ: Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh “Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa, Bóng cha dài lênh khênh Sẽ có cây, có cửa, có nhà, Bóng con tròn chắc nịch. Vẫn là đất nước của ta, Ở nơi đó cha chưa hề đi đến.” Sau trận mưa đêm rả rích Cát càng mịn, biển càng trong. Cha lại dắt con đi trên cát mịn, Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng Ánh nắng chảy đầy vai, Nghe con bước lòng vui phơi phới. Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời, Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ: Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi: “Cha mượn cho con buồm trắng nhé, “Cha ơi! Để con đi Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời Không thấy nhà, không thấy cây, Lời của con hay tiếng sóng thầm thì không thấy người ở đó?” Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.
  11. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả 2. Tác phẩm a) Đọc và tìm hiểu chú thích b) Tìm hiểu chung về văn bản - Xuất xứ: Bài thơ được rút ra từ tập Những cánh buồm (1964) - Thể thơ: thơ tự do - Đặc điểm của thể thơ trong văn bản
  12. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả 2. Tác phẩm a) Đọc và tìm hiểu chú thích b) Tìm hiểu chung về văn bản - Thể thơ: thơ tự do - Đặc điểm của thể thơ trong văn bản - Phương thức biểu đạt: Kết hợp phương thức biểu cảm, tự sự, miêu tả - Bố cục:
  13. P1: Từ đầu đến lòng vui phơi phới → Miêu tả hình ảnh của người cha và người con đi dạo trên bãi cát BỐ P2: Tiếp theo đến để con đi CỤC → Cuộc trò chuyện của hai cha con và mong muốn của người con P3: Còn lại → Cảm nhận của người cha Bài thơ được đánh giá là một trong những tác phẩm hay về ngôn từ, âm hưởng và có sức gợi cảm.
  14. II. Tìm hiểu chi tiết
  15. 1.Hình ảnh hai cha con đi dạo trên bờ biển Hai cha con bước đi trên cát Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh Bóng cha dài lênh khênh Bóng con tròn chắc nịch. Sau trận mưa đêm rả rích Cát càng mịn, biển càng trong. Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng Nghe con bước lòng vui phơi phới.
  16. 1.Hình ảnh hai cha con đi dạo trên biển
  17. 1.Hình ảnh hai cha con đi dạo trên biển
  18. 2.Cuộc trò chuyện của hai cha con và mong muốn của người con *YẾU TỐ TỰ SỰ TRONG BÀI THƠ - Câu hỏi của người con: - “Cha ơi! Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?” -“Cha mượn cho con buồm trắng nhé, Để con đi ” → câu hỏi ngây thơ, hồn nhiên. Người con mong muốn mở rộng kiến thức, được đi nhiều nơi.
  19. - Câu trả lời của người cha: Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ: “Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa Sẽ có cây, có cửa có nhà, Vẫn là đất nước của ta, Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến.” → người cha trầm ngâm, mỉm cười giảng giải cho con, từng bước nâng đỡ ước mơ con. =>Yếu tố tự sự giúp ta cảm nhận cuộc trò chuyện gần gũi, thân thiết của hai cha con.
  20. *NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC Ẩn dụ chuyển đổi Hình ảnh cánh buồm cảm giác: Dấu chấm lửng: “Ánh nắng chảy → biểu tượng Để con đi đầy vai” của ước mơ, → làm tăng sức hấp khát vọng được → sự tiếp nối dẫn cho câu thơ, giúp đi xa, được mở của thế hệ sau. người đọc hình dung rộng hiểu biết cụ thể về khung cảnh của người con. đẹp đẽ trên biển. => Tình cảm yêu thương, trìu mến của người cha dành cho con và khát khao được khám phá những điều chưa biết của người con.
  21. 3. Cảm nhận của người cha Lời của con hay tiếng sóng thầm thì Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con. - Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến ước mơ thuở nhỏ của mình. - Người cha tự hào khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu. => Sự tiếp nối của thế hệ trẻ thực hiện ước mơ của thế hệ đi trước.
  22. 1. Nghệ thuật - Kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả trong thơ - Thể thơ tự do dễ truyền tải nội dung - Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, cảm xúc 2. Nội dung - Tình cảm cha con thân thiết, tràn đầy yêu thương - Ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ. Những ước mơ làm cho cuộc sống không ngừng tốt đẹp hơn.
  23. LUYỆN TẬP PHIẾU BÀI TẬP Họ và tên HS: .Lớp . 1.Lựa chọn ít nhất một từ ngữ hoặc hình ảnh độc đáo trong mỗi phần của bài thơ Những cánh buồm và giải thích vì sao em chọn từ ngữ, hình ảnh ấy: Bài thơ Từ ngữ, hình ảnh độc đáo Giải thích Phần 1 (Từ đầu đến lòng vui phơi phới) Phần 2 (Tiếp theo đến để con đi) Phần 3 (Còn lại) 2. Em nhận xét như thế nào về tình cảm, cảm xúc của tác giả thể hiện qua bài thơ?
  24. VẬN DỤNG 1. HS nghe video Cha già rồi đúng không, kết hợp với văn bản vừa học nêu suy nghĩ của em về tình cảm cha - con. Em sẽ làm gì để thể hiện tình cảm của mình dành cho người cha kính yêu. 2. Văn bản Những cánh buồm gợi cho em cảm xúc và suy nghĩ gì về ước mơ, khát vọng của con người?
  25. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - HS đọc lại bài thơ, xem lại nội dung bài học - Xem trước bài Mây và Sóng (SGK Ngữ văn 6, tập 2, Tr.30) - Chuẩn bị bài dựa vào câu hỏi trong Phiếu học tập.
  26. TẠM BIỆT CHÚC CÁC EM NHIỀU SỨC KHỎE VÀ CÓ NHỮNG TIẾT HỌC THÚ VỊ.
  27. GV: Lê Thị Xuân Huyền