Bài thuyết trình Tìm hiểu về san hô môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Nguyễn Ngọc Bích

pptx 12 trang Mẫn Nguyệt 20/07/2023 8870
Bạn đang xem tài liệu "Bài thuyết trình Tìm hiểu về san hô môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Nguyễn Ngọc Bích", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_thuyet_trinh_tim_hieu_ve_san_ho_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lo.pptx

Nội dung text: Bài thuyết trình Tìm hiểu về san hô môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Nguyễn Ngọc Bích

  1. Tìm Hiểu Về San Hô Thực Hiện: Nguyễn Ngọc Bích 6A2
  2. Mục Lục 1.Cấu Tạo Và Hình Dạng Của San Hô 2. Cách Di Chuy ển Và Dinh Dưỡng Của San Hô 3. Cách Sinh Sản Của San Hô 4. Vai Trò Và Tác Hại Của San Hô
  3. 1.Cấu Tạo Và Hình Dạng Của San Hô San Hô Là Gì? -San hô là các loài động vật biển thuộc lớp San hô, tồn tại dưới dạng các thể polyp nhỏ tương tự hải quỳ. -Chúng thường sống thành các quần thể bao gồm nhiều cá thể giống nhau. -Các cá thể tiết ra cacbonat calci ( đá vôi ) tạo ra bộ xương cứng, làm nên các rạn san hô ở các vùng biển nhiệt đới
  4. 1.Cấu Tạo Và Hình Dạng Của San Hô - Hình Dạng - San hô có tồn tại với rất nhiều hình dạng. + Ví dụ ta có san hô cứng có thể trông giống vỏ não (san hô não), hình sao, hình cành cây (san hô cành), hình đĩa, + Một số loại san hô mềm bao gồm san hô quạt, bút biển – trông giống như chiếc bút lông chim, Ví Dụ Minh Họa
  5. 1.Cấu Tạo Và Hình Dạng Của San Hô - Cấu Tạo - - Cấu tạo của san hô: * Lỗ miệng * Tua miệng + Khi dùng xilanh bơm mực tím vào một lỗ nhỏ trên đoạn xương san hô ta thấy sự liên thông giữa các cá thể trong tập đoàn san hô. nhờ có sự liên thông này nên cá thể này có thể kiếm thức ăn nuôi cá thể kia. + Lớp ngoài cơ thể san hô tiết ra được lớp đá vôi dạng đế hoa để làm phần giá đỡ cho cơ thể sống trùm lên trên làm cho nửa trên cử động được còn nửa dưới bất động dính lại với nhau tạo lên bộ xương đá vôi.
  6. 2.Cách Di Chuyển Và Dinh Dưỡng Của San Hô + Cách di chuyển: Không di chuyển được +Cách dinh dưỡng: Dị dưỡng (nhờ vào tua miệng và tế bào gai ốc)
  7. 3.Cách Sinh Sản Của San Hô -Cách Sinh Sản: - San hô chủ yếu sinh sản hữu tính, với 25% san hô phụ thuộc tảo (san hô đá) tạo thành các quần thể đơn tính trong khi phần còn lại là lưỡng tính. Khoảng 75% san hô phụ thuộc tảo "phát tán con giống" bằng cách phóng các giao tử (trứng và tinh trùng) vào trong nước để phát tán các quần thể san hô ra xa.
  8. 4.Vai Trò Và Tác Hại Của San Hô - Một Số Vai Trò Của San Hô - San hô làm sạch môi Các rạn san hô tạo Rạn san hô còn là trường nước, là sinh vật nên bờ chắn sóng, chỉ thị môi trường, màu nơi cư trú của sắc san hô phong phú bờ viền bảo vệ bờ nhiều loài động vật làm đẹp cảnh quan biển biển. nhỏ. Nhiều loài san hô Hóa thạch san hô Ấu trùng san hô là là nguyên liệu quý là vật xác định địa thức ăn của nhiều dùng để trang trí, tầng trong nghiên làm trang sức loại động vật biển. cứu địa chất.
  9. 4.Vai Trò Và Tác Hại Của San Hô - Tác Hại - Có hại: - San hô chết phân hủy làm ảnh hưởng đến nguồn nước biển làm ô nhiễm môi trường biển
  10. Có Thể Bạn Chưa Biết?
  11. Vì Cũng Thuộc Khu Vực Nhiệt Đới Nên Nước Ta Cũng Có Rất Nhiều San Hô - Vùng biển nước ta rất giàu san hô. Theo các nhà khoa học, với số loài san hô đã được phát hiện, có thể khẳng định nhóm các loài san hô của Việt Nam vào loại đa dạng nhất thế giới. Theo kết quả khảo sát sơ bộ, Việt Nam có khoảng hơn 1200 km2 rạn san hô, phân bố rộng rãi từ Bắc tới Nam, với diện tích lớn nhất và tính đa dạng sinh học cao ở miền Trung và miền Nam - Các nghiên cứu của Việt Nam về san hô đã ghi nhận gần 400 loài san hô tạo rạn tại vùng Vịnh Nha Trang, Ninh Thuận, và Côn Đảo, mỗi nơi có hơn 300 loài. - Tuy nhiên, theo ước tính, có tới chín phần mười trong số hơn 1.200 km2 rạn san hô ở Việt Nam đang hồi nguy cấp, tình trạng ô nhiễm môi trường biển ngày càng tồi tệ và các nguồn lợi thủy sinh ngày càng cạn kiện. 200 điểm rạn san hô được khảo sát ở vùng biển ven bờ Việt Nam cho thấy, trong vòng 10 năm, qua độ phủ của san hô bị suy giảm đáng kể. Một báo cáo điều tra san hô Việt Nam cho biết, 96% san hô bị đe dọa trong đó 75% bị đe dọa nghiêm trọng và rất nghiêm trọng.
  12. Bài Thuyết Trình Của Em Xin Hết. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe!