Giáo án Vật lý 6 Sách Cánh diều - Chủ đề 11 - Bài 35: Hệ Mặt Trời và ngân hà

docx 4 trang thanhhuong 11761
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 6 Sách Cánh diều - Chủ đề 11 - Bài 35: Hệ Mặt Trời và ngân hà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_giang_vat_ly_6_sach_canh_dieu_chu_de_11_bai_35_he_mat_tr.docx
  • docxCD_CD11_BAI35_HE MAT TROI VA NGAN HA_PHT.docx

Nội dung text: Giáo án Vật lý 6 Sách Cánh diều - Chủ đề 11 - Bài 35: Hệ Mặt Trời và ngân hà

  1. NHÓM V1.1 – KHTN BÀI 35: HỆ MẶT TRỜI VÀ NGÂN HÀ Môn học: KHTN - Lớp: 6 Thời gian thực hiện: 1 tiết I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Trình bày được Mặt Trời và sao phát sáng, Mặt Trăng, các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời. - Mô tả được sơ lược cấu trúc của hệ Mặt Trời, nêu được các hành tinh cách Mặt Trời các khoảng cách khác nhau và có chu kì quay khác nhau. - Vận dụng được tranh ảnh để chỉ ra được hệ Mặt Trời là một phần nhỏ của Ngân Hà. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về hệ Mặt Trời, Ngân Hà và lý do vì sao ta nhìn thấy được sao, Mặt Trăng, hành tinh, sao chổi. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các khái niệm, hợp tác trong thực hiện các hoạt động học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết các câu hỏi, vấn đề liên quan đến kiến thức trong bài học, giải quyết vấn đề khó khăn và sáng tạo trong các hoạt động học tập. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên - Trình bày được sơ lược cấu tạo của hệ Mặt Trời gồm Mặt Trời, 8 hành tinh và các tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi. - Trình bày được các hành tinh chuyển động xung quanh Mặt Trời theo cùng một chiều. - Trình bày được khái niệm chu kì và phân biệt được mỗi một hành tinh sẽ có một chu kì khác nhau. - Phân biệt được trong hệ Mặt Trời bao gồm sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi và chỉ có sao phát sáng (Mặt Trời), còn các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời. - Trình bày được khái niệm Ngân Hà. - So sánh được độ lớn của Hệ Mặt Trời và Ngân Hà. 3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về sơ lược cấu tạo của hệ Mặt Trời, Ngân Hà và lý do vì sao ta nhìn thấy được sao, Mặt Trăng, hành tinh, tiểu hành tinh, sao chổi. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thực hành trong giờ học. - Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép thực hiện nhiệm vụ trong giờ học. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Máy chiếu, laptop, bút chỉ. 1
  2. - Hình ảnh về hệ Mặt Trời, Ngân Hà. - Hình ảnh, video về chuyển động của hệ Mặt Trời - Phiếu học tập KWL III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là tìm hiểu về hệ Mặt Trời và Ngân Hà. a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là tìm hiểu về sơ lược cấu tạo của hệ Mặt Trời, Ngân Hà và lý do ta nhìn thấy Mặt Trời, Mặt Trăng và các hình tinh, sao chổi. b) Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập KWL để kiểm tra kiến thức nền của học sinh về sơ lược cấu tạo của hệ Mặt Trời, Ngân Hà và lý do ta nhìn thấy Mặt Trời, Mặt Trăng và các hành tinh, sao chổi. c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh trên phiếu học tập KWL. d) Tổ chức thực hiện: - GV đặt các câu hỏi: + Cấu tạo sơ lược của hệ Mặt Trời gồm những gì? + Ngân Hà là gì? So sánh độ lớn của hệ Mặt Trời và Ngân Hà. + Tại sao ta có thể nhìn thấy Mặt Trời, Mặt Trăng và các hành tinh, sao chổi? - GV phát phiếu học tập KWL và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầu viết trên phiếu. - GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. GV liệt kê đáp án của HS trên bảng. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về hệ Mặt Trời. a) Mục tiêu: - Trình bày được hệ Mặt Trời bao gồm Mặt Trời, 8 hành tinh (Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh) và các tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi. - Phân biệt được chỉ có sao phát sáng: Mặt Trời là sao - Giải thích được lý do ta nhìn thấy các hành tinh, vệ tinh là nhờ nó được sao chiếu sáng - Nêu được khái niệm chu kì quay của hành tinh là thời gian để hành tinh chuyển động một vòng xung quanh Mặt Trời. - Trình bày được mỗi hành tinh khác nhau đều có chu kì quay khác nhau. - Vận dụng được đặc điểm cấu tạo của hệ Mặt Trời và khái niệm chu kì quay để so sánh chu kì quay của Thổ Tinh và Trái Đất. b) Nội dung: - Trình bày được sơ lược cấu tạo của hệ Mặt Trời. - Phân biệt được chỉ có sao phát sáng: Mặt Trời là sao. - Giải thích được lý do ta nhìn thấy các hành tinh, tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi. 2
  3. - Trình bày được khái niệm chu kì quay của hành tinh, đặc điểm chu kì quay của các hành tinh khác nhau. - So sánh chu kì quay của Thổ Tinh và Trái Đất. c) Sản phẩm: Đáp án của HS, có thể là: - Trình bày được hệ Mặt Trời bao gồm Mặt Trời, 8 hành tinh (Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh) và các tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi. - Chỉ có sao phát sáng. Mặt Trời là sao. - Các hành tinh, vệ tinh không phát sáng nhưng ta vẫn nhìn thấy chúng vì chúng được sao chiếu sáng. - Chu kì quay của hành tinh là thời gian để hành tinh chuyển động một vòng xung quanh Mặt Trời. - Mỗi hành tinh khác nhau đều có chu kì quay khác nhau. - Thổ Tinh có chu kì quay lớn hơn Trái Đất vì Thổ Tinh nằm cách xa Mặt Trời hơn Trái Đất. d) Tổ chức thực hiện: Phương pháp “Mảnh ghép”. - Vòng 1: GV chia học sinh thành 6 nhóm. + Nhóm 1, 4: Tìm hiểu sơ lược cấu tạo của hệ Mặt Trời. + Nhóm 2, 5: Tìm hiểu lý do ta quan sát được Mặt Trời, Mặt Trăng, các hành tinh, sao chổi. + Nhóm 3, 6: Tìm hiểu khái niệm chu kì quay và đặc điểm chu kì quay của các hành tinh khác nhau trong hệ Mặt Trời. - Vòng 2: Nhóm mảnh ghép. + Hình thành nhóm mảnh ghép, mỗi nhóm gồm có 1 thành viên đến từ các nhóm 1,2,3,4,5,6. + Kết quả nhiệm vụ của vòng được nhóm mảnh ghép chia sẻ đầy đủ với nhau. + Các nhóm mảnh ghép thảo luận và thống nhất câu trả lời cho các nhiệm vụ trên và trả lời thêm cho câu hỏi: So sánh chu kì quay của Trái Đất và Thổ Tinh. - GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). - GV nhận xét và chốt nội dung về sơ lược cấu tạo hệ Mặt Trời; lý do ta quan sát được Mặt Trời, Mặt Trăng, các hành tinh, tiểu hành tinh, sao chổi; khái niệm chu kì quay, đặc điểm chu kì quay của các hành tinh khác nhau trong hệ Mặt Trời và ghi chép lại nội dung chính, đáp án câu hỏi trong SGK. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về Ngân Hà. a) Mục tiêu: - Trình bày được Ngân Hà là một dải sáng màu bạc vắt qua trên bầu trời. - Trình bày được Ngân Hà là tập hợp của rất nhiều sao, bao gồm cả Mặt Trời. - So sánh được hệ Mặt Trời chỉ là một phần nhỏ của Ngân Hà. - Vận dụng chỉ ra được Mặt Trời là ngôi sao gần Trái Đất nhất. b) Nội dung: - Trình bày được khái niệm và đăc điểm sơ lược cấu tạo của Ngân Hà. 3
  4. - So sánh kích thước của hệ Mặt Trời và Ngân Hà. - Chỉ ra được ngôi sao gần Trái Đất nhất. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS, có thể là: + Ngân Hà là một dải sáng màu bạc vắt qua trên bầu trời. + Ngân Hà là tập hợp của rất nhiều sao, bao gồm cả Mặt Trời. + Hệ Mặt Trời chỉ là một phần nhỏ của Ngân Hà. + Mặt Trời là ngôi sao gần Trái Đất nhất. d) Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiệm vụ học tập theo nhóm đôi, trả lời các câu hỏi: + Đặc điểm sơ lược cấu tạo của Ngân Hà là gì? + So sánh độ lớn của hệ Mặt Trời và Ngân Hà. + Ngôi sao nào gần Trái Đất nhất. - GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). - GV nhận xét và chốt nội dung về sơ lược cấu tạo Ngân Hà, so sánh độ lớn giữa hệ Mặt Trời và Ngân Hà, sau đó ghi chép lại nội dung chính. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học. b) Nội dung: - HS thực hiện cá nhân phần “Con học được trong giờ học” trên phiếu học tập KWL. c) Sản phẩm: - HS trình bày quan điểm cá nhân về đáp án trên phiếu học tập KWL. d) Tổ chức thực hiện: - Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân phần “Con học được trong giờ học” trên phiếu học tập KWL - Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - Báo cáo: GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân. - Kết luận: GV nhấn mạnh lại nội dung bài học. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: Phát triển năng lực tư duy, tự học. b) Nội dung: Trò chơi sắp xếp hệ Mặt Trời. c) Sản phẩm: + HS sắp xếp đúng thứ tự các hành tinh trong hệ Mặt Trời. d) Tổ chức thực hiện: + GV hướng dẫn HS tổ chức trò chơi tại lớp theo hướng dẫn trong SGK. 4